Tin tức & Sự kiện
Blog

Chính phủ số là gì? Một số ví dụ về dịch vụ chính phủ số

time 18 tháng 08, 2023

Chính phủ điện tử và chính phủ số là những cụm từ đang được nhắc đến liên tục trong thời gian gần đây. Vậy chính phủ số là gì? Khác biệt như thế nào với chính phủ điện tử? Elcom sẽ giải đáp trong bài viết bên dưới.


1. Chính phủ số là gì?

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh cụm từ “chính phủ số”. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, chính phủ số là chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu, công nghệ số.

Nhờ đó, chính phủ số có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của chính phủ.

2. Dịch vụ chính phủ số là gì?

Ngoài cụm từ “chính phủ điện tử” thì "chính phủ số" cũng được nhắc đến rất khá nhiều. Chính phủ số là chính phủ thông qua quá trình tin học hóa các hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Các dịch vụ và tiện ích kỹ thuật số cung cấp cho người dân, doanh nghiệp thường được gọi chung bằng cụm từ “Dịch vụ công quốc gia”.

Mục tiêu chính của Dịch vụ công quốc gia là nâng cao sự tiện lợi, sự minh bạch, hiệu quả trong tương tác giữa chính phủ với người dân, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin & truyền thông. 

Một số ứng dụng điển hình của Dịch vụ công quốc gia có thể kể đến như: Tra cứu dữ liệu trực tuyến, Gửi phản ánh kiến nghị; Truy vấn thông tin cá nhân, tổ chức;… cùng nhiều thủ tục hành chính khác. Lệ phí của các dịch vụ này có thể được thanh toán trực tuyến thông qua ngân hàng số (internet banking) và trung gian thanh toán.

 

Giao diện website Cổng Dịch vụ công quốc gia Việt Nam - Ảnh: Internet

3. Lợi ích của Dịch vụ chính phủ số

Việc triển khai Dịch vụ chính phủ số được xem là bước tiến then chốt trong tiến trình cải cách hành chính, hướng đến chính phủ điện tử, chính phủ số. Thông qua đó, mang lại lợi ích to lớn đối với người dân, doanh nghiệp. 

Sử dụng dịch vụ chính phủ số giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả liên quan đến các thủ tục hành chính. Ngoài ra, dữ liệu của người dân, doanh nghiệp được lưu trữ phục vụ mục đích tái sử dụng, tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ.

Thay vì đến trụ sở quận ủy, xếp hàng chờ hàng tiếng đồng hồ để lấy phiếu xếp thứ tự trong giờ hành chính, nay người dân có thể thực hiện bất kỳ thời gian nào trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Đồng thời, công nghệ số cho phép cá nhân theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ của mình. 


Người dân chen nhau xếp hàng để thực hiện các thủ tục hành chính truyền thống - Ảnh: Internet

Đây cũng chính là đầu mối giúp công khai, minh bạch tất cả mọi thông tin liên quan đến thủ tục hành chính, đồng thời cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng. 

Việc thực hiện dịch vụ công hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng, đảm bảo khả năng giám sát, điều tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện nghĩa vụ công. 

Đặc biệt, sử dụng các dịch vụ chính phủ số giúp phòng tránh tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền; tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

Cổng dịch vụ công quốc gia là bước tiến mới trong việc số hóa văn bản giấy tờ, chuyển một phần hoặc toàn phần sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử, góp phần tinh giảm chi phí về nhân lực, vật lực cho các cơ quan chức năng liên quan.

4. So sánh chính phủ số và chính phủ điện tử

Điểm giống

Nhìn chung, chính phủ điện tử và chính phủ số Việt Nam đều liên quan đến việc sử dụng công nghệ số hóa để cung cấp dịch vụ cũng như tương tác giữa Chính phủ và người dân/doanh nghiệp/tổ chức. Cả hai loại hình này đều hướng tới mục tiêu tăng cường tính hiệu quả, minh bạch trong hoạt động chính phủ, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người dân và chính phủ. 

Điểm khác

Nếu chính phủ điện tử chỉ đơn thuần là quá trình tin học hóa dựa trên các quy trình dịch vụ hành chính công đã có thì chính phủ số là quá trình chuyển đổi số toàn bộ mô hình hoạt động, quy trình làm việc và thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ công của chính phủ. 

Chính phủ số là phiên bản toàn diện của chính phủ điện tử khi “thay máu” toàn bộ quy trình vận hành của chính phủ nhờ công nghệ số và dữ liệu, toàn bộ hoạt động được thực hiện an toàn trên môi trường số để tinh gọn bộ máy và cung cấp cho người dân dịch vụ hành chính đơn giản, thuận tiện. 


Mô hình chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số - Ảnh: Internet

Một trong những thước đo chính của chính phủ điện tử là số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Còn một trong những thước đo chính của chính phủ số là số lượng dịch vụ hành chính công giảm đi, thay bằng dịch vụ công mới, mang tính sáng tạo phục vụ xã hội. 

Khác biệt cốt lõi của chính phủ số là sử dụng dữ liệu để ra quyết định, coi dữ liệu như một tài nguyên mới. Việc ra quyết định là bước chuyển đổi về cách thức, ra quyết định của cơ quan chính quyền dựa trên báo cáo bản giấy sang dữ liệu phân tích định lượng và tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. 

Đó là sự kết nối và chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước, để người dân chỉ cần cung cấp thông tin một lần, các doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu này để cung cấp thêm các dịch vụ mới.

Quá trình phát triển chính phủ điện tử đã diễn ra từ nhiều năm nay với mục tiêu 100% dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương đủ điều kiện được đưa lên mức độ 4 - mức độ dịch vụ công trực tuyến với đầy đủ thủ tục hành chính, cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến.

Còn quá trình phát triển chính phủ số được đẩy mạnh trong giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, dựa trên cơ sở chính phủ điện tử, đồng thời thực hiện song song với quá trình phát triển chính phủ điện tử. 

Chính phủ điện tử chủ yếu dùng công nghệ thông tin (CNTT), còn Chính phủ số ứng dụng công nghệ số, là công nghệ của cách mạng Công nghiệp 4.0.

5. Một số hoạt động điển hình của chính phủ số Việt Nam

5.1. Chia sẻ dữ liệu quốc gia

Tại Việt Nam, việc chia sẻ dữ liệu quốc gia giữa/với các bộ, ngành, địa phương, là nền tảng quan trọng trong phát triển Chính phủ số. Nền tảng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia NDXP (National Data Exchange Platform) hiện đã kết nối với hệ thống của 90 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trong đó có 8 cơ sở dữ liệu và 12 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu. 

Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương sẽ giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu; nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm. 

Xem thêm bài viết: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến trong quản lý dân số

5.2. Phát triển hạ tầng số

Trong tiến trình hướng tới chính phủ số, việc xây dựng và phát triển hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng. 

Trong đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có 6 nhóm tiêu chí để đáp ứng được việc phát triển hạ tầng số, bao gồm: Kế hoạch thúc đẩy, hỗ trợ phát triển hạ tầng số; Hạ tầng viễn thông băng rộng; Hạ tầng điện toán đám mây; Hạ tầng công nghệ số; Nền tảng số; Sử dụng dịch vụ viễn thông.

Xem thêm bài viết: Mạng 5G là gì? Ứng dụng công nghệ 5G trong quá trình chuyển đổi số

5.3. Xây dựng nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.


Ứng dụng định danh điện tử VNeID - Ảnh: Internet

Người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ có những lợi ích như tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công. 

Công dân có thể thay thế căn cước công dân (CCCD) và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế... Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo.

Chính vì vậy, công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính, như thanh toán hóa đơn điện và nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền... Khi sử dụng tài khoản này, người dân sẽ được bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo, giúp các giao dịch được an toàn.


Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.