Tin tức & Sự kiện
Blog

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến trong quản lý dân số

time 16 tháng 06, 2023

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là “trái tim” của một Quốc gia, hỗ trợ Nhà nước trong việc quản lý và phục vụ dân cư. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Tại sao nó lại là yếu tố cốt lõi để Việt Nam từng bước chuyển đổi, xây dựng Quốc gia số?


1. Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì?

Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDL quốc gia) được hiểu đơn giản là một hệ thống tổ chức và lưu trữ thông tin quan trọng của quốc gia như: dân cư, đăng ký doanh nghiệp, đất đai, tài chính, giáo dục, y tế,... Mục tiêu của CSDL quốc gia là thu thập, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Hiện nay tại Việt Nam, việc phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia đang là “trái tim” của Chính phủ số và là định hướng hàng đầu được Chính phủ quan tâm nhằm từng bước xây dựng Quốc gia số.

Xem thêm bài viết: Chính phủ điện tử là gì? Vì sao cần xây dựng Chính phủ điện tử?

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?

Căn cứ theo khoản 4, Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một phần quan trọng của CSDL quốc gia. Nó chứa tất cả thông tin liên quan đến dân số và hộ khẩu của một quốc gia.

CSDL này bao gồm thông tin cơ bản về người dân như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, địa chỉ, quan hệ gia đình và những thông tin khác có liên quan.

Mọi thông tin đều được quy định tại Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 và khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020. 

3. Những thông tin cần được thu thập trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Thông tin dữ liệu quốc gia về dân cư thường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Cuộc điều tra dân số tổ chức định kỳ, hồ sơ cá nhân, hệ thống quản lý dân cư của chính quyền, hệ thống y tế, giáo dục và nhiều nguồn dữ liệu khác.

Tại Việt Nam, CSDL quốc gia về dân cư được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư - Hay còn được gọi là Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân.

Theo điều 10, dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi năm 2023), các thông tin thu thập, cập nhật trong CSDL quốc gia về dân cư bao gồm:

1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

2. Số định danh cá nhân.

3. Ngày, tháng, năm sinh.

4. Giới tính.

5. Nơi đăng ký khai sinh.

6. Quê quán.

7. Dân tộc.

8. Tôn giáo.

9. Quốc tịch (Việt Nam)

10. Tình trạng hôn nhân.

11. Nơi thường trú.

12. Nơi tạm trú.

13. Tình trạng khai báo tạm vắng.

14. Nơi ở hiện tại.

15. Quan hệ với chủ hộ.

16. Nhóm máu.

17. Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp, thời hạn có giá trị sử dụng.

18. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.

19. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.

20. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

21. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của người giám hộ, người được giám hộ.

22. Thông tin về diện chính sách (lao động - thương binh, xã hội; giáo dục – đào tạo; y tế; bảo hiểm).

23. Thông tin khác được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

4. Vai trò của hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc quản lý dân số, cung cấp thông tin cho quy hoạch phát triển quốc gia, chính sách xã hội và các hoạt động quản lý chung. Hoạt động quản lý nhà nước về dân cư được đổi mới theo hướng hiện đại; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ cho công dân, từng bước xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số. 


5 nhóm tiện ích chính của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Ảnh: Internet

Dưới đây là một số vai trò quan trọng của hệ thống này:

Đối với công tác quản lý Nhà nước và phục vụ Nhân dân

Bằng cách tổ chức thu thập và cập nhật thông tin cơ bản về công dân, Nhà nước có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu dân cư tập trung và thống nhất trên toàn quốc.

Mục tiêu của việc này là chia sẻ thông tin giữa bộ, ngành và chính quyền cấp quốc gia để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về dân cư, từ đó hỗ trợ công tác quản lý của chính quyền, định hướng chính sách phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an sinh xã hội,…

Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia đóng vai trò quan trọng, là cơ sở cho cơ quan nhà nước nghiên cứu và đề xuất thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa. Chỉ cần thông qua cổng dữ liệu quốc gia, người dân dễ dàng tra cứu dữ liệu về dân cư,  giảm bớt giấy tờ cần thiết, khắc phục tình trạng quá tải giấy tờ cá nhân mà không đem lại hiệu quả trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

Thay vì yêu cầu người dân phải xuất trình hoặc nộp bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân khi làm thủ tục, việc truy xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia sẽ được thực hiện, nhằm rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian di chuyển của người dân, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công dân. 


Một số ứng dụng, tiện ích, thông tin được tích hợp trên thể CCCD và ứng dụng VNEID - Ảnh: Internet

Thông tin về dân cư được thu thập, cập nhập thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý chặt chẽ biến động dân cư cũng như các loại đối tượng hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

Thông qua việc tổ chức thu thập, cập nhật thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Từ hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư đó, công tác tra cứu, xác minh về nhân thân của công dân sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Đối với việc hoạch định, phát triển kinh tế của Nhà nước

Từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các bộ, ngành có thể tra cứu những dạng thông tin khác như: Di biến động về tình hình dân cư, số lượng người đến độ tuổi lao động tại địa phương, từ đó có thể bố trí, sắp xếp những khu kinh tế trọng điểm phù hợp; kiểm soát số lượng trẻ dưới 14 tuổi và trên 14 tuổi để lên kế hoạch xây dựng trường học,…

Đối với việc bỏ Sổ hộ khẩu theo Luật Cư trú (sửa đổi)

Ngày 30/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP về đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Trong đó quy định “Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân”.

Việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ hộ khẩu thể hiện sự thay đổi trong phương thức quản lý, từ phương pháp thủ công (dùng sổ cứng) sang phương pháp hiện đại (thông qua mã số định danh cá nhân) để phục vụ tốt hơn cho người dân, phục vụ mục tiêu dùng chung trong công tác quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cũng như phục vụ giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử.

Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tiến tới quản lý dân cư dựa trên ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua mã số định danh cá nhân. Do đó, khi công dân có các giao dịch chỉ cần có số định danh cá nhân để chứng minh nhân thân, không cần thiết xuất trình Sổ hộ khẩu.

Kết luận:

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý dân số và định hình chính sách phát triển. Thông qua đó, người dân có thể tận dụng thông tin và dữ liệu để cung cấp dịch vụ công tốt hơn, định hình chiến lược phát triển hiệu quả và tạo ra một xã hội thông minh, bền vững. Tuy nhiên, cần đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và tôn trọng quyền riêng tư của người dân trong việc xây dựng và quản lý CSDL quốc gia về dân cư. 

Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.