Tin tức & Sự kiện
Blog

Dán thẻ thu phí không dừng loại nào tốt, ở đâu?

time 17 tháng 08, 2022

Để di chuyển thuận lợi qua các làn thu phí không dừng (ETC), tài xế nên chủ động dán thẻ định danh ETC. Nếu vẫn đang băn khoăn trong việc lựa chọn loại thẻ và một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thẻ thu phí không dừng, mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết sau đây.


Nhờ công nghệ hiện đại, áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC -  Electronic Toll Collection), việc di chuyển sẽ nhanh hơn làn thu phí một dừng truyền thống khoảng 60 lần.

Để tận dụng tối đa hiệu quả và lợi ích của hình thức thu phí mới này, các tài xế được khuyến khích nhanh chóng thực hiện dán thẻ thu phí không dừng ETC, còn gọi là thẻ định danh hay thẻ đầu cuối.

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại thẻ định danh, bao gồm: Thẻ E-tag (do VETC cấp) và thẻ ePass (do VDTC cấp). Mỗi loại thẻ sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, tài xế cần tìm hiểu kỹ thông tin để lựa chọn loại thẻ sao cho phù hợp.

1. Dán thẻ thu phí không dừng loại nào tốt?

1.1. Điểm chung của thẻ thu phí không dừng E-tag và thẻ ePass

Theo thông tin từ 2 đơn vị cung cấp dịch vụ là VETC và VDTC, thẻ Etag và ePass đều là loại thẻ định danh, hỗ trợ phương tiện đi qua trạm thu phí ETC mà không phải dừng đỗ để thanh toán phí sử dụng đường bộ.

Cả 2 đều sử dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - Nhận dạng qua tần số vô tuyến) với khả năng nhận diện chính xác cao, giảm thời gian xử lý giao dịch.

2 loại thẻ đều dễ dàng đăng ký dịch vụ. Hiện tại, với mục tiêu chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng hình thức thu phí không dừng, cả 2 đơn vị cung cấp dịch vụ đều tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ khách hàng dán thẻ, thông qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả dán thẻ thu phí không dừng tại nhà.

2 loại thẻ có thiết kế và chức năng tương tự như nhau. Chủ phương tiện chỉ cần gắn 1 loại thẻ để có thể lưu thông tại tất cả các trạm thu phí không dừng. Đồng thời, không thể cùng lúc dán cả 2 loại thẻ vì sẽ gây ra khó khăn trong quá trình quản lý. Vì vậy, dán thẻ thu phí không dừng loại nào tốt cũng là một trong những vấn đề nhiều tài xế băn khoăn.

Xem thêm bài viết:

1.2. Điểm khác biệt giữa thẻ thu phí không dừng E-tag và ePass

Thẻ thu phí không dừng E-tag

Thẻ E-tag còn được gọi là thẻ thu phí không dừng VETC theo tên nhà phát hành. Tháng 7/2016, Công ty TNHH Thu phí tự động VETC đã ký kết Hợp đồng với Bộ Giao thông Vận tải và được cấp phép triển khai dịch vụ ETC. VETC đã bước đầu áp dụng hình thức thu phí tự động tại 79 tuyến/trạm thu phí, mức độ bao phủ gần như tuyệt đối.


Thẻ thu phí không dừng E-tag (Do VETC cấp) - Ảnh: Internet

Thẻ thu phí không dừng ePass

Thẻ ePass được cấp bởi Công ty cổ phần giao thông số Việt Nam (Thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel). Ra đời sau thẻ VETC, thẻ ePass đảm bảo được những yêu cầu và chức năng của thẻ thu phí không dừng. Nhờ áp dụng những công nghệ mới, số phương tiện dán thẻ ePass đã nhanh chóng cán mốc 1 triệu chỉ sau gần 1 năm khai trương dịch vụ.


Thẻ thu phí không dừng ePass - Ảnh: Internet

So sánh thẻ thu phí không dừng VETC và ePass

Đặc điểm

Thẻ VETC

Thẻ ePass

Đơn vị cung cấp dịch vụ

Công ty trách nhiệm hữu hạn thu phí tự động VETC

Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC)

Hình thức đăng ký

- Đăng ký trực tiếp tại Trung tâm đăng kiểm hoặc trạm dịch vụ của VETC

- Đăng ký tài khoản trên https://vetc.com.vn/ hoặc ứng dụng VETC

- Đăng ký trực tiếp tại các điểm Viettel Post, Viettel Store, trạm thu phí ePass

- Đăng ký online tại Website chính thức: https://epass-vdtc.com.vn/

Chi phí dán thẻ

- Dán thẻ và kích hoạt lần đầu:

+ Miễn phí đến hết ngày 05/8/2022.

+ Từ ngày 06/8/2022: 120.000 đồng/lần.

- Dán thẻ eTag từ lần thứ hai trở đi: 120.000 đồng/lần.

- Dán thẻ và kích hoạt lần đầu: 120.000 đồng/lần.

- Dán thẻ ePass từ lần thứ hai trở đi: 120.000 đồng/lần.

Hình thức thanh toán

- Nạp tiền mặt trực tiếp:

+ Các trạm thu phí, trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có liên kết.

+ Liên hệ làm việc trực tiếp với nhân viên nghiệp vụ tại các điểm trên để nạp tiền vào tài khoản.

+ Nạp tại quầy giao dịch chấp nhận thu tiền mặt của các ví Momo; Vimo; Payoo...

- Nạp tiền online:

+ Nạp tiền qua ứng dụng VETC.

+ Nạp tiền tại qua hệ thống ngân hàng: Bao gồm nạp tại quầy; Internet banking; mobile banking của tất cả các ngân hàng.

+ Nạp qua ví điện tử: Momo; Vimo; Payoo...

- Nạp tiền trực tiếp tại các điểm giao dịch ePass trên toàn quốc.

- Nạp tiền online:

+ Nạp tiền từ ứng dụng của Viettel: ePass; Viettel Money.

+ Nạp tiền qua ứng dụng ngân hàng: BIDV; Vietcombank; Vietinbank IPay; 

+ Nạp tiền qua chuyển khoản ngân hàng

+ Nạp tiền từ thẻ ATM nội địa; Thẻ Visa thanh toán quốc tế.

- Nạp tiền qua ví điện tử: MoMo, VNPay.

Phí nạp tiền

- Nạp tiền tại điểm dịch vụ: Miễn phí.

- Nạp tiền qua ứng dụng VETC: Miễn phí.

- Nạp tiền qua tài khoản ngân hàng: Phụ thuộc vào chính sách tính phí của ngân hàng.

- Nạp tiền qua ví điện tử (VNPay, VNPAY, Momo, Zalo Pay,...): Miễn phí.

- Nạp tiền tại điểm dịch vụ: Miễn phí.

- Nạp tiền qua ứng dụng của Viettel: Viettel Money, ePass.

- Nạp tiền qua thẻ ATM nội địa: 880 đồng + 0.66% giá trị giao dịch (đã bao gồm VAT).

- Nạp tiền qua thẻ Visa: 2000 đồng + 2% giá trị giao dịch (đã bao gồm VAT).

- Nạp tiền qua ví điện tử:

+ Momo: 1500 đồng + 0.85% giá trị giao dịch (chưa bao gồm VAT).

+ VNPay: 1300 đồng + 0.8% giá trị giao dịch (chưa bao gồm VAT).

- Nạp tiền qua ứng dụng BIDV, Vietcombank, Vietinbank: Theo biểu phí nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.

Kiểm tra số dư tài khoản

- Kiểm tra trên ứng dụng hoặc website VETC: Miễn phí.

- Gọi tổng đài 1900.6010: Mất phí (1000 đồng/phút)

- Kiểm tra trên ứng dụng hoặc website ePass: Miễn phí.

- Gọi tổng đài 1900.9080: Mất phí (1000 đồng/phút).

So sánh thẻ thu phí không dừng ePass (Viettel) và thẻ thu phí không dừng E-tag (VETC)

Từ những thông tin trên, có thể thấy được, mỗi loại thẻ thu phí không dừng có ưu và nhược điểm riêng. Các tài xế nên cân nhắc lựa chọn dựa trên sự thuận tiện và khả năng tài chính của mỗi người.

2. Lưu ý khi mua thẻ thu phí không dừng và dán thẻ

Khi dán thẻ thu phí không dừng ETC, bên cạnh việc lựa chọn loại thẻ phù hợp, tài xế nên lưu ý một số điều sau đây:

2.1. Vị trí dán thẻ thu phí không dừng

Vị trí dán thẻ thu phí không dừng ETC có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận diện thẻ khi xe di chuyển qua trạm thu phí. Có 2 vị trí dán thẻ thường gặp là đèn xe và kính xe.

Dán thẻ ETC ở mặt trong kính lái giúp thẻ bền hơn nhờ tránh được các tác động từ môi trường. Tuy nhiên, vị trí này có thể gây khó khăn hơn cho hệ thống khi nhận diện, đặc biệt là ở xe có dán phim cách nhiệt. 

Thẻ định danh ETC dán ở ngoài mặt của kính giúp hệ thống nhận diện dễ hơn, nhưng sẽ nhanh hỏng, bị trầy xước,... dẫn đến tình trạng hệ thống không nhận và báo lỗi khi xe đi qua trạm BOT.

Dán thẻ ở đèn pha giúp kính lái thông thoáng, không cản trở tầm nhìn của lái xe. Đồng thời, độ nhạy của thẻ ETC khi dán ở đèn cũng được đánh giá là tốt hơn. Tuy nhiên, thẻ dán ở đèn dễ bị bong ra do tác động từ bên ngoài và nhiệt độ từ đèn.

Theo chia sẻ của nhiều tài xế trong quá trình sử dụng, thẻ ePass dán ở đèn sẽ có xác suất bị sự cố ít hơn, trong khi thẻ VETC nên dán ở kính lái. Để chắc chắn thẻ hoạt động tốt, khi dán thẻ, tài xế nên nhờ nhân viên tư vấn, đồng thời yêu cầu kiểm tra bằng máy thử sóng để đảm bảo không sự cố ngoài ý muốn.


Dán thẻ phía bên trong mặt kính xe - Ảnh: Internet

2.2. Thường xuyên kiểm tra số dư trong tài khoản thu phí

Theo quy định, xe có gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ đi vào làn đường thu phí điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng. 

Bên cạnh đó, người vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái 1 - 3 tháng.

Để tránh bị phạt và di chuyển thuận tiện hơn, các tài xế cần hết sức lưu ý, kiểm tra và nạp tiền vào tài khoản ETC khi cần thiết.

2.3. Xử lý sự cố khi đi qua trạm thu phí không dừng

Do là hình thức thu phí mới triển khai tại Việt Nam, không tránh khỏi trường hợp các trạm thu phí xảy ra một vài sự cố. Chính vì vậy, tài xế nên chủ động tìm hiểu thông tin để có cách xử lý sự cố phù hợp, giúp quá trình di chuyển an toàn, thuận lợi hơn.

Xem thêm bài viết:

Trên đây là một số thông tin tài xế cần biết để trả lời cho câu hỏi “Dán thẻ thu phí không dừng loại nào tốt?” hay “Mua thẻ thu phí không dừng ở đâu?”. Qua đó, các tài xế có thể lựa chọn được loại thẻ ETC phù hợp nhất, tận dụng tối đa lợi ích của hình thức thu phí không dừng.


Nguồn tham khảo:

https://luatvietnam.vn/giao-thong/nen-dan-the-epass-hay-vetc-863-90853-article.html


Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.