Tin tức & Sự kiện
Blog

Mạng 5G: Thực tế triển khai tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức

time 29 tháng 11, 2022

Công nghệ 5G được xem là chìa khóa để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Hiện nay, các nhà mạng tại Việt Nam cũng đang nỗ lực đưa 5G vào triển khai trong thực tế.


Mạng 5G hiện đang là xu hướng phát triển chung trên khắp thế giới. Hàng trăm nhà khai thác di động tại nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ đã triển khai mạng 5G thương mại.

Để bắt nhịp nhanh chóng với xu hướng toàn cầu, Việt Nam cũng đang tập trung nghiên cứu, phát triển và triển khai thử nghiệm công nghệ mạng 5G trong thực tế. Vậy, thực tế triển khai công nghệ này ở Việt Nam diễn ra như thế nào. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm bài  viết:

1. Thực trạng triển khai tại các quốc gia trên thế giới

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA - Global mobile Suppliers Association), tính đến tháng 6 năm 2022, khoảng 70 quốc gia đã có mạng 5G, tăng gần gấp đôi hơn so với con số vào giữa năm 2020 là 38 quốc gia. Dự kiến, 5G sẽ đạt 1 tỷ người dùng trong năm nay chỉ sau 3,5 năm sử dụng, nhanh hơn so với quãng đường 4 năm của 4G và 12 năm của 3G.

Châu Mỹ và Châu Âu đang đi đầu trong việc triển khai 5G. Đồng thời, các khoản đầu tư vào công nghệ này cũng đã được thực hiện ở rất nhiều quốc gia châu Á.

Phần Lan được biết đến là quốc gia đầu tiên trên thế giới giới thiệu 5G, cũng là quốc gia tiên phong tại khu vực Châu Âu. Phần Lan hiện đã cung cấp 5G ở những dải tần khác nhau. Công ty viễn thông Phần Lan Elisa cung cấp mạng 5G ở hơn 100 địa điểm, bao phủ khoảng 50% dân số cả nước.

Với 3000 nhà khai thác mạng di động trải khắp 109 thành phố/khu vực tự trị, hơn 1,8 triệu hộ gia đình Phần Lan đã có thể truy cập vào công nghệ 5G tốc độ cao cuối năm 2020.

Tại Châu Á, Hàn Quốc là quốc gia triển khai mạng 5G đầu tiên và dự kiến ​​sẽ tiếp tục dẫn đầu về mức độ thâm nhập của công nghệ. Bắt đầu tiến hành áp dụng vào năm 2018, chỉ hai năm sau, vào tháng 9 năm 2020, số thuê bao 5G của quốc gia này đã đạt hơn 9 triệu. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên tới 40 triệu vào năm 2025 với gần 60% thuê bao di động dự kiến ​​sẽ sử dụng mạng 5G.

Trong hai năm qua, Trung Quốc nằm trong số những quốc gia dẫn đầu cuộc đua đổi mới 5G nhờ triển khai và phát triển đáng kể các giải pháp 5G. Quốc gia này đã xây dựng 961.000 trạm gốc 5G và 365 trạm kết nối thiết bị đầu cuối, đồng thời xuất xưởng 128 triệu điện thoại di động thế hệ thứ 5.

Theo dữ liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT - Ministry of Industry and Information Technology) của Trung Quốc, tính đến nay, có hơn 10.000 ứng dụng 5G được nghiên cứu và phát triển thành công, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm giáo dục, giao thông vận tải và chăm sóc sức khỏe.

Cùng với Trung Quốc, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có bước tiến lớn nhất trong ngành công nghiệp 5G. Ericsson - một công ty mạng và viễn thông đa quốc gia dự kiến Hoa Kỳ ​​sẽ có khoảng 195 triệu thuê bao 5G vào năm 2026, chiếm 71,5% tổng thị trường di động vào năm 2029.

Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông Di động (CTIA - Cellular Telecommunication Industry Association) dự đoán rằng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 5G có thể tạo ra 275 tỷ USD đầu tư và đóng góp thêm 500 tỷ USD vào tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ.

Các nhà mạng di động như AT&T, T-Mobile và Verizon đã và đang tập trung, nỗ lực triển khai 5G băng tần trung từ năm 2021 đến nay.

Ngoài những cái tên tiêu biểu kể trên, các quốc gia khác cũng đang không ngừng nỗ lực triển khai mạng 5G, trong đó bao gồm cả Việt Nam.


Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu Châu Á hiện nay về công nghệ 5G - Ảnh: Internet

2. Thực tế triển khai mạng 5G tại Việt Nam

Không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung của thế giới, Việt Nam cũng đang bắt nhịp nhanh chóng và trở thành một trong số những quốc gia đầu tiên tham gia vào hành trình triển khai thử nghiệm mạng 5G.

Cuối năm 2020, cả ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone, Viettel đã lần lượt công bố thử nghiệm dịch vụ 5G tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và sau đó liên tiếp mở rộng ra các thành phố lớn khác.

Tính đến hết năm 2021, mạng 5G thương mại đã được thử nghiệm tại 16 tỉnh, thành phố trên cả nước, với gần 150 trạm phát sóng 5G. Việt Nam hoàn thành mục tiêu phủ sóng 5G ít nhất 15 tỉnh/thành phố, sẵn sàng chính thức cung cấp thương mại trong năm 2022.

Song song với việc triển khai ngoài thực tế để tiếp nhận phản hồi, các nhà mạng cũng không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống kỹ thuật để ngày càng mở rộng vùng phủ sóng.

Chia sẻ tại Hội nghị ASEAN về 5G (Tháng 10/2022), Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Phan Tâm cho biết, trong vài năm gần đây, tại khu vực và trên thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong việc triển khai mạng 5G.

Riêng tại Việt Nam đến thời điểm này, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết, Việt Nam sẽ triển khai thí điểm 5G tại 55 tỉnh, thành phố, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thiết bị đầu cuối kết nối 5G.

Trong vài năm đầu, Việt Nam áp dụng thí điểm 5G cho các khu công nghiệp, viện nghiên cứu, trường học, cơ quan nhà nước. Mục tiêu của Việt Nam là vào năm 2030, 100% dân số Việt Nam có kết nối 5G.

Cơ hội phát triển mạng 5G tại Việt Nam

5G có tốc độ nhanh hơn gấp 3-5 lần so với 4G, độ trễ gần như bằng 0. Đó chính là một lợi thế vô cùng lớn cho sự đổi mới trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ. Các hoạt động phát triển thuận lợi hơn, nhờ đó hoạt động kinh tế - xã hội cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Song hành với sự phát triển không ngừng của những công nghệ hiện đại và thiết bị thông minh thế hệ mới, mạng 5G tăng cường và kích hoạt những dịch vụ trọng yếu.

Tại Việt Nam, 5G cũng đang trên đà phát triển để phục vụ cho sự đi lên của kinh tế - xã hội. Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều cơ hội đáng hứa hẹn. 

Từ những năm 1990, Việt Nam từng là một trong số 20 quốc gia đi đầu về mạng 2G. Nhưng khi cả thế giới chuyển đổi sang công nghệ 3G/4G, Việt Nam lại thiếu đi sự chủ động và mạnh dạn, đứng dưới trung bình của thế giới về mật độ thuê bao băng thông rộng.

Để cải thiện tình trạng này trong chặng đua mạng di động 5G, Chính phủ, nhà mạng và doanh nghiệp công nghệ - viễn thông đã nhanh chóng nhập cuộc. Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm 5G từ năm 2019 đến 2020 khi thế giới bắt đầu triển khai 5G.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai 5G phát triển thương mại trên thế giới. Các nhà mạng lớn cũng đã bắt đầu triển khai hạ tầng, cơ sở kỹ thuật cho mạng 5G. Mục tiêu trước mắt là vào năm 2030, 100% dân số Việt Nam có kết nối 5G.

Trên hành trình phát triển mạng 5G, Việt Nam đã và đang cho thấy sự hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực ASEAN để cùng nhau phát triển thông qua chuỗi hội nghị hàng năm trao đổi về công nghệ này.

Mới đây nhất, vào tháng 10/2022 tại Hà Nội, Việt Nam đã diễn ra Hội nghị ASEAN về 5G nhằm xem xét những vấn đề về pháp lý, những khó khăn, thách thức phải đương đầu khi triển khai mạng 5G, cũng như lắng nghe kinh nghiệm liên quan đến việc triển khai 5G tại các quốc gia khác

Hành động này cho thấy sự quan tâm đặc biệt và quyết tâm của Chính phủ, nhà mạng và các doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển 5G.


Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị ASEAN về 5G - Ảnh: Internet

Thách thức khi triển khai mạng 5G

5G được kỳ vọng sẽ thực sự mang đến cho Việt Nam những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, khi được triển khai rộng rãi, Việt Nam không tránh khỏi việc gặp phải một số khó khăn, thách thức.

Theo đó, khi triển khai mạng 5G, Chính phủ, các nhà mạng viễn thông và công ty công nghệ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, bao gồm việc quản lý hàng triệu thiết bị cùng kết nối. Đồng thời, cũng cần phải đảm bảo được an toàn thông tin mạng và hoạt động chuyển đổi sang nền kinh tế số.

Bên cạnh đó, để phát triển 5G, chúng ta cần ít nhất 4 điều kiện cơ bản: Chính sách nền công nghiệp quốc gia, quy hoạch tần số, sự chuẩn bị của hạ tầng ứng dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân sự có năng lực.

Thời gian trước đây, khi thiết bị thông minh chưa phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam chủ yếu là cuộc gọi và tin nhắn. Hiện nay, nhu cầu kết nối dữ liệu đã lớn hơn nhiều, tuy nhiên phần lớn sử dụng cho mục đích giải trí và tiện ích hàng ngày trên điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, những nhu cầu này hoàn toàn có thể đáp ứng được bởi hạ tầng mạng 3G hay 4G. 

Thêm vào đó, thách thức của Việt Nam là số người sử dụng những thiết bị cũ chỉ hỗ trợ công nghệ 3G, 4G vẫn còn khá lớn. Khi triển khai mạng 5G, người dùng sẽ phải thay đổi thiết bị của họ. Điều này khá tốn kém và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng sử dụng của người dân.


Phần lớn người dân sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ 3G, 4G Lte - Ảnh: Internet

Hạ tầng công nghệ thông tin đang triển khai tại các doanh nghiệp phần lớn cũng là công nghệ cũ. Để sẵn sàng cho công nghệ 5G, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi hạ tầng công nghệ thông tin của họ.

Vì vậy, cần phải có những biện pháp phù hợp để người dân và doanh nghiệp chủ động tiếp cận gần hơn đến công nghệ 5G tương lai.

Một yếu tố quan trọng khác để 5G phát triển là phải có ứng dụng đi kèm. 5G được kỳ vọng áp dụng nhiều trong lĩnh vực giao thông thông minh như xe tự lái, điều tiết giao thông theo thời gian thực; lĩnh vực sức khỏe thông minh như phẫu thuật từ xa,...

Nhưng thực tế ở Việt Nam cho thấy, nhu cầu trong lĩnh vực này còn khá ít ỏi. Vậy, làm sao để kinh doanh và thu lợi nhuận, đó cũng là dấu hỏi lớn cho các nhà phát triển.

Cuối cùng, vấn đề bảo mật, an toàn an ninh mạng cũng là một thách thức vô cùng lớn. 5G làm tăng khả năng kết nối, đồng thời cũng thu hút sự chú ý từ tội phạm mạng. Tội phạm mạng có thể sẽ mang lại tổn thất vô cùng lớn, không chỉ cắp danh tính hay gian lận thẻ tín dụng, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điều khiển thông minh.

Rất nhiều cơ hội và thách thức được đặt ra khi Việt Nam đặt chân vào hành trình phát triển công nghệ 5G. Hãy cùng chờ đón những thay đổi lớn về mọi mặt kinh tế - xã hội do thế mạng di động thứ 5 mang lại trong tương lai.



Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.