Tin tức & Sự kiện
Văn hóa doanh nghiệp

Ngành Công nghệ thông tin: Học trường nào? Ra trường làm gì?

time 24 tháng 07, 2023

Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều nhân tài theo đuổi và nghiên cứu. Đây được xem là ngành có nhiều tương lai để phát triển trong giai đoạn cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ.


Ba nhóm ngành chính trong lĩnh vực CNTT là phần mềm và dịch vụ, phần cứng và thiết bị công nghệ, chất bán dẫn và thiết bị bán dẫn. Ba nhóm ngành này lại chia thành nhiều ngành và tiểu ngành khác.

1. Ngành công nghệ thông tin là gì?

Ngành công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính nhằm thu thập, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý và phân phối thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

Hiện nay, công nghệ thông tin được đánh giá là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia, hướng đến sự thay đổi, phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa, hỗ trợ các quốc gia ngày một tiến bộ, văn minh.

2. Ngành công nghệ thông tin học gì?

Nhận thấy xu hướng phát triển trong tương lai, nhiều trường đại học hiện nay chú trọng rất nhiều đến hệ thống đào tạo ngành công nghệ thông tin.

Sinh viên ngành công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng và nâng cao chuyên sâu, kết hợp với đào tạo các kỹ năng mềm cùng kinh nghiệm thực chiến như: Khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì phần cứng máy tính, đồng thời nghiên cứu, phát triển ứng dụng phần mềm.


Công nghệ thông tin là một trong những ngành “hot” nhất hiện nay - Ảnh: Internet

Ngành công nghệ thông tin trường đại học hiện nay thường giảng dạy những chuyên ngành:

Công nghệ phần mềm

Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của ngành công nghệ thông tin hiện nay, là nền tảng tạo nên hầu hết ứng dụng di động, máy tính hoặc thiết bị thông minh khác mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày.

Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ đi sâu nghiên cứu kiến thức và thực hành xây dựng, phát triển phần mềm thông qua công cụ lập trình.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đào tạo chuyên sâu về cách sử dụng kết hợp công cụ, phần mềm công nghệ nhằm mục tiêu tạo nên một dự án phần mềm hoàn chỉnh, từ thiết kế, trải nghiệm người dùng đến khâu vận hành, bảo trì để có thể đưa vào ứng dụng hiệu quả, liền mạch trong thực tiễn.

Khoa học máy tính

Chuyên ngành khoa học máy tính (Computer Science) thiên về khả năng tính toán và xây dựng hệ thống thông tin.

Sinh viên sẽ học tập, nghiên cứu chuyên sâu về các chương trình máy tính trên nền tảng website, ứng dụng để tìm hiểu thuật toán và những khía cạnh khác của chương trình này.

Kỹ thuật máy tính

Kiến thức chuyên ngành kỹ thuật máy tính tập trung nhiều vào cả phần cứng và phần mềm hệ thống máy tính. Cụ thể, chuyên ngành xây dựng cho sinh viên nền tảng chuyên môn về mạch điện tử, điện tử trong toàn bộ hệ thống máy tính hay các thiết bị công nghệ.

Trí tuệ nhân tạo và Robotics

Trí tuệ nhân tạo (AI) và Robotics là một trong những xu hướng công nghệ hàng đầu trong giai đoạn chuyển đổi số quốc gia hiện nay. Do đó, chuyên ngành thú vị này cũng thu hút ngày càng nhiều sinh viên có nhu cầu theo học, nghiên cứu kiến thức và tìm hiểu cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Robotics được đào tạo kiến thức chuyên sâu về lập trình và huấn luyện máy tính.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo thay thế con người thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, thông tin để làm nền tảng cho việc phân tích các xu hướng và đề xuất giải pháp phù hợp. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất kinh doanh, y tế, giáo dục, tài chính,...

Xem thêm bài viết:

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Chuyên ngành về mạng máy tính và truyền thông dữ liệu yêu cầu nguồn nhân lực dồi dào do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của mạng lưới internet. Do đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang không ngừng săn đón nhân lực chất lượng cao trên thị trường lao động.

Chuyên ngành này cung cấp kiến thức chuyên môn về việc xây dựng mạng internet dựa trên các nguyên lý và phương thức thiết kế.

An toàn thông tin 

Sinh viên theo học chuyên ngành an toàn thông tin được trang bị kiến thức về việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu từ cấp độ cá nhân đến cấp độ chính phủ trong bối cảnh bùng nổ dữ liệu, cùng với tình trạng gia tăng tội phạm an ninh mạng.

Hệ thống quản lý thông tin

Chuyên ngành hệ thống quản lý thông tin là kết hợp cung cấp kiến thức về cả phần cứng và phần mềm cùng mạng truyền thông. Qua đó, sinh viên nghiên cứu được trang bị kỹ năng tổng hợp, thu thập và khai thác, phân phối dữ liệu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hệ thống quản trị thông tin, sinh viên có thể học thêm chứng chỉ CNTT để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

Big Data và Machine Learning

Tương tự như các ngành học trí tuệ nhân tạo, chuyên ngành Big Data (Dữ liệu lớn) hiện tại cũng đang là một trong những nhánh công nghệ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Xu hướng Big Data ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn, mang đến cơ hội tiếp cận dữ liệu một cách đáng kể cho doanh nghiệp hiện nay. 

Bên cạnh đó, Machine Learning (Máy học) là một lĩnh vực quan trọng về trí tuệ nhân tạo, giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ học máy tự động, nhằm giải quyết, hoàn thiện công việc và vấn đề cụ thể.


Chatbot thông minh là một trong những sản phẩm phổ biến của công nghệ máy học - Ảnh: Internet

3. Ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Tùy theo lĩnh vực đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể đảm nhận nhiều vị trí như sau:

Công nghệ phần mềm

Cử nhân ngành kỹ thuật phần mềm có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí trong những lĩnh vực khác nhau như: Lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống, trưởng nhóm phát triển phần mềm, chuyên viên phân tích hệ thống, chuyên viên phân tích an ninh, cố vấn IT và an ninh mạng,...

Khoa học máy tính

Kỹ sư khoa học máy tính có khả năng đảm nhận vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, bao gồm: Cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Lập trình viên, kiểm thử sản phẩm phần mềm, quản lý quy trình phát triển phần mềm; Chuyên viên IT, quản trị và giám sát an ninh mạng; Thiết kế, xây dựng, phát triển, vận hành và bảo trì mạng máy tính nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan, trường học; Quản trị dự án hệ thống mạng thông tin,…

Kỹ thuật máy tính

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính có thể ứng tuyển và làm việc tại các vị trí kỹ sư điện tử, kỹ sư lập trình chip cho máy tính, đồ điện tử, thiết bị công nghệ, phương tiện giao thông,...

Trí tuệ nhân tạo và Robotics

Có thể nói, đây là một trong những chuyên ngành có nhiều cơ hội nghề nghiệp nhất hiện nay. Với ngành học này, sinh viên có thể theo đuổi công việc:

  • Kỹ sư phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo; thiết kế, chế tạo và lập trình robot hoặc hệ thống thông minh sử dụng robot trong công ty công nghệ;

  • Kỹ sư phát triển, vận hành hệ thống tự động hóa;

  • Chuyên viên phân tích kinh doanh;

  • Nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo tại trường đại học, viện nghiên cứu.

  • Quản trị mạng, lập trình viên IoT, thiết kế hệ thống mạng.

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Công việc tiềm năng sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu thường là chuyên viên lắp đặt phần cứng, chuyên viên phát triển phần mềm, chuyên viên quản trị mạng,...

An toàn thông tin

Tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên có cơ hội làm việc và thăng tiến tại các vị trí: Điều tra tội phạm qua mạng, bảo mật và an ninh mạng, tư vấn an toàn thông tin, phát triển phần mềm bảo mật cùng rất nhiều công việc liên quan đến kiểm soát an toàn, an ninh cho hệ thống dữ liệu, thông tin tại những tập đoàn lớn.

Hệ thống quản lý thông tin

Theo học chuyên ngành này, sinh viên nên tìm hiểu để ứng tuyển những vị trí liên quan nhiều đến kiến thức chuyên môn như những vị trí chuyên về quản trị, giám sát và vận hành hệ thống thông tin của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện phân tích hệ thống dữ liệu để mang đến giải pháp quản lý hiệu quả hơn cho tổ chức.

Big Data và Machine Learning

Tốt nghiệp chuyên ngành này, nếu có kiến thức nền tảng và tư duy tốt, sinh viên có thể làm tất cả công việc của cử nhân Công nghệ Phần mềm và Hệ thống Thông tin trong các công ty phần mềm, công ty thu thập và phân tích dữ liệu, tập đoàn quảng cáo trực tuyến,… với cơ hội thăng tiến cao và môi trường làm việc tốt.


Kỹ sư ngành công nghệ thông tin có nhiều cơ hội việc làm tốt với mức lương hấp dẫn - Ảnh: Internet

4. Ngành công nghệ thông tin trường nào?

Nhắc đến những địa chỉ đào tạo ngành công nghệ thông tin uy tín nhất hiện nay, hầu như chúng ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến những cái tên sau:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội: Trường lấy điểm chuẩn khá cao, chương trình học nặng, mang tính hàn lâm và khối lượng kiến thức lớn. Quy tụ nhiều giảng viên ưu tú.

  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội: Trường xác định mục tiêu chính là phát triển trung tâm chất lượng cao, kết hợp hài hòa về nghiên cứu, giảng dạy và thực hành.

  • Học viện Kỹ thuật Quân sự (Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn): Được đánh giá là đại học hàng đầu cả nước, trường đào tạo đa dạng chuyên ngành, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trường quy tụ nhiều Phó giáo sư, Tiến sĩ giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Điểm chuẩn vào trường khá cao nhờ chất lượng giảng dạy tốt với nhiều bài học thực tế từ giảng viên.

  • Đại học Công Nghệ (UET) - Đại Học Quốc Gia Hà Nội: Dù mới thành lập từ 2004 đến nay nhưng đây được đánh giá là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về công tác đào tạo, nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế.

  • Đại học Bách khoa TP.HCM: Tương tự Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM có chất lượng dạy và học hàng đầu tại Việt Nam, quy tụ nhiều sinh viên giỏi trên khắp cả nước với điểm số đầu vào cao.

  • Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP HCM: Trường liên kết với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu. Chú trọng việc dạy và học bằng tiếng anh, sinh viên nhận được chứng chỉ quốc tế khi tốt nghiệp và có cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài cao.

  • Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM: Trường thường xuyên tổ chức các sân chơi bổ ích để sinh viên nâng cao năng lực và bản lĩnh. Đồng thời liên kết với chuyên gia từ doanh nghiệp, tập đoàn lớn để liên tục đánh giá chất lượng chương trình học.

  • Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM: Trường đáp ứng hầu hết các mong muốn của thế hệ trẻ bằng môi trường giáo dục cởi mở, kết nối toàn cầu, thực tế năng động, trải nghiệm thú vị, cơ sở vật chất hiện đại,...

Trên đây là một số thông tin về ngành học công nghệ thông tin do Elcom tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên kỹ thuật công nghệ hiểu được nhiều hơn về ngành học của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai.


Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Elcom tham gia Hội thảo tại Đại học Bách khoa Hà Nội: Cơ hội tìm kiếm tài năng trẻ triển vọng cho Chương trình E-GEN 2024
Elcom tham gia Hội thảo tại Đại học Bách khoa Hà Nội: Cơ hội tìm kiếm tài năng trẻ triển vọng cho Chương trình E-GEN 2024
time 15/10/2024
Đại diện Elcom đã có phần phát biểu trước Hội thảo Chương trình đào tạo kỹ sư chuyên sâu đặc thù ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa dưới góc nhìn doanh nghiệp và cơ hội nghề nghiệp hiện nay, đồng thời lan tỏa chương trình E- GEN 2024 nhằm thu hút ứng viên tiềm năng.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.