Tin tức & Sự kiện
Blog

Trục tích hợp dữ liệu và những lợi ích với thành phố thông minh

time 19 tháng 04, 2023

Trục tích hợp dữ liệu giúp nâng cao khả năng kết nối, liên kết, chia sẻ dữ liệu trong một quốc gia. Nhờ đó, giá trị dữ liệu được tận dụng tối ưu, hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ cải cách, nâng cao chất lượng dịch vụ công là một trong những mục tiêu được nhiều thành phố thông minh hướng tới trong những năm vừa qua. Hầu hết cơ quan, đơn vị các cấp đã có động thái triển khai ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu, liên kết với trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) để tiến hành quản lý, giám sát và đưa ra chỉ thị xử lý.

1. Trục tích hợp dữ liệu là gì?

Trục tích hợp dữ liệu (Local Government Service Platform - LGSP) là nền tảng được dùng để tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh, chứa nhiều dịch vụ dùng chung giữa hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vị một bộ, ngành, địa phương.

Trục tích hợp dữ liệu cũng đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối những hệ thống thông tin trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương với các hệ thống bên ngoài.

Mô hình kết nối của LGSP tuân theo kiến trúc Chính phủ điện tử của cơ quan cấp bộ chủ quản hoặc kiến trúc Chính quyền điện tử của cơ quan cấp tỉnh chủ quản phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

Trục tích hợp dữ liệu có chức năng chính là kết nối, chia sẻ thông tin giữa những hệ thống dữ liệu mang tầm cỡ quốc gia. Nhờ đó, thông tin từ bộ và tỉnh có thể được truyền đến trung ương một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Cụ thể, LGSP có những chức năng như sau:

  • Giám sát và điều khiển dịch vụ

  • Định tuyến thông tin

  • Giải quyết tranh chấp, trung gian hòa giải sự tương thích giữa các dịch vụ

  • Kiểm soát và triển khai dịch vụ

  • Thống nhất trật tự các ứng dụng rời rạc

  • Cung cấp dịch vụ dùng chung

2. Thành phần của trục tích hợp dữ liệu LGSP

Trục tích hợp dữ liệu LGSP thường được cấu trúc từ 3 thành phần chính, bao gồm:

  • Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu: Xây dựng theo mô hình kiến trúc tích hợp hướng dịch vụ, có khả năng kết nối với Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến và các hệ thống nội bộ hiện có.

  • Cơ sở dữ liệu dùng chung: Đảm nhận việc tích hợp dữ liệu trọng yếu, dùng để chia sẻ, khai thác thông tin từ những đơn vị bên trong và bên ngoài (bao gồm cả trung ương, địa phương). Cơ sở dữ liệu dùng chung này được thiết kế để có thể sẵn sàng cho việc nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu cấp quốc gia trong tương lai.

  • Cổng thông tin quản lý, khai thác dữ liệu: Được tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung và các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành khác.

Trục tích hợp dữ liệu hiện vẫn đang được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và hoàn thiện do hệ thống yêu cầu công nghệ có tính phức tạp cao.

3. Lợi ích của trục tích hợp dữ liệu

Tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, Chính phủ điện tử là xu hướng phát triển tất yếu. Nhờ những tiện ích như trục dữ liệu tích hợp, trung tâm điều hành thông minh, chatbot,... người dân có thể nắm bắt thông tin, tương tác và sử dụng dịch vụ của Chính phủ điện tử mọi lúc, mọi nơi.

Xem thêm bài viết:

Dân số ngày càng tăng lên, nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin cũng ngày càng lớn. Kết hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, dữ liệu được truyền đi nhanh chóng hơn, rộng khắp, công khai, minh bạch. Để đạt được điều đó, những nền tảng như LGSP là vô cùng cần thiết.

LGSP tác động tới sự phát triển của Chính phủ điện tử như thế nào?

Chính phủ điện tử cho phép người dân tương tác, sử dụng và hưởng lợi từ dịch vụ công 24/7. Việc minh bạch hóa thông tin góp phần làm giảm tham nhũng, tăng tính minh bạch, tối ưu chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Để làm được điều này, cần một hệ thống có khả năng tích hợp mọi loại thông tin trên hệ thống nội bộ hiện có, đồng thời, cho phép quản lý, chia sẻ và khai thác từ đơn vị khác theo phân cấp dựa trên cơ sở dữ liệu dùng chung.

LGSP đáp ứng được những yêu cầu cần thiết trong thời đại dữ liệu hiện nay. Không chỉ có khả năng kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn rời rạc vào cùng 1 nền tảng, tương tự cơ sở dữ liệu đơn, LGSP còn cho phép quản lý và chia sẻ có phân cấp.

Nền tảng phù hợp sử dụng cho một ban ngành đơn lẻ, đồng thời cũng có thể kết hợp sử dụng trên quy mô bộ máy quản lý quốc gia. Chính vì vậy, khung Kiến trúc Chính quyền điện tử (phiên bản 1.0) của Bộ Thông tin và Truyền thông theo Thông tư 23/2018/TT-BTTTT đã yêu cầu các Bộ ngành, tỉnh, thành phố khi xây dựng kiến trúc và hệ thống chính quyền điện tử cần đảm bảo có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung LGSP.


LGSP giúp kết nối, chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả, rõ ràng - Ảnh: Internet

Lợi ích nổi bật của trục tích hợp dữ liệu

Theo Ngân hàng thế giới, ứng dụng công nghệ LGSP trong phát triển, xây dựng Chính phủ điện tử góp phần thay đổi mối quan hệ giữa chính phủ và công dân, doanh nghiệp cũng như các tổ chức, nhằm cung cấp những dịch vụ công tốt hơn, tăng cường sự tương tác giữa nhiều bên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

Quá trình chuyển đổi số này mang lại lợi ích cho cả người dân cũng như chính quyền địa phương. Các thông tin chi tiết, quan trọng về chương trình và dịch vụ kỹ thuật số do chính quyền cung cấp liên quan đến công dân được chia sẻ, đồng thời nhận lại phản hồi một cách nhanh chóng để những nhu cầu được đáp ứng phù hợp, kịp thời hơn.

Đặc biệt, dữ liệu mà chính quyền các cấp thu thập từ công dân sử dụng dịch vụ cũng như chương trình công trực tuyến là vô cùng hữu ích. Dữ liệu này cung cấp bối cảnh và phản hồi, giúp Chính phủ phục vụ người dân tốt hơn, đồng thời, phản ứng nhanh hơn trước mối quan tâm của họ.

Nhờ ứng dụng công nghệ, dữ liệu ghi nhận trong thời gian thực. Đó là khi dữ liệu có giá trị nhất, mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực nếu có thể tận dụng triệt để. Đối với dạng dữ liệu này, người dân cũng mong muốn cơ quan quản lý tuân thủ quy tắc rõ ràng để thu thập, xử lý và sử dụng. Thu thập dữ liệu bằng phương tiện không trung thực hoặc bất hợp pháp, cho dù được sử dụng với mục đích tốt nhất, sẽ hủy hoại lòng tin, khiến người dân không muốn sử dụng dịch vụ số hóa.


Dữ liệu cần được thu thập một cách công khai, trung thực, sử dụng cho mục đích chính đáng - Ảnh: Internet

Nhờ số hóa các dịch vụ công, tại Mỹ, trung bình mỗi người dân tiết kiệm được 753 USD/năm khi truy cập, tra cứu thông tin và thực hiện giao dịch với Chính phủ trên Cổng thông tin điện tử. Tại Đài Loan, ứng dụng hệ thống trao đổi văn bản điện tử giúp giảm chi phí gửi một văn bản xuống 10 lần (từ 01 USD xuống 0,1 USD), tiết kiệm trung bình khoảng 16 triệu USD/18 triệu văn bản mỗi năm.

Tại Đức, người dân được giảm giá 10-30% khi sử dụng hệ thống mua sắm điện tử của cơ quan Chính phủ, chi phí giao dịch giảm 25-70%. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, các dịch vụ hải quan điện tử giúp giảm thời gian thông quan đối với mặt hàng nhập khẩu hợp lệ.

Có thể thấy được, LGSP nói riêng hay Chính phủ điện tử nói chung mang lại những lợi ích thật sự cho thành phố thông minh, cũng như tại địa phương và toàn quốc gia. Nhận thấy vai trò cần thiết của nền tảng này, rất nhiều đất nước trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam, đã và đang đẩy mạnh thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm trục tích hợp dữ liệu LGSP để xây dựng Chính phủ số hoạt động hiệu quả, minh bạch hơn.


Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.