Tin tức & Sự kiện
Blog

Ứng dụng IoT tăng doanh số trong bán lẻ thông minh

time 27 tháng 10, 2023

Internet vạn vật chính là chìa khóa thành công cho ngành bán lẻ hiện đại bởi khả năng kết nối với người tiêu dùng, mang tới trải nghiệm mua hàng tiện lợi, thông minh hơn. 


Ngành bán lẻ toàn cầu trong thời gian gần đây đã chứng kiến làn sóng chuyển mình  mạnh mẽ, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Chỉ riêng nền tảng thương mại điện tử Amazon đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc từ mức 2 tỷ lượt truy cập trung bình  hàng tháng vào năm 2019, lên 2,3 tỷ vào năm 2020 và đạt kỷ lục ở mức 2,8 tỷ vào tháng 2 năm 2021.

Điều này chứng tỏ tiềm năng đáng kinh ngạc của ngành bán lẻ thông minh trong thời đại kỹ thuật số. Với công nghệ hiện đại, ngành này có khả năng phá vỡ những rào cản vô hình giữa thương hiệu, sản phẩm và khách hàng. 

Con số thực tế cho thấy nhiều thương hiệu đã bắt đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ IoT trong hoạt động bán lẻ, với giá trị đầu tư được dự kiến ​​sẽ tăng lên 94,44 tỷ USD cho đến năm 2025.

1. Vai trò của Internet vạn vật trong ngành bán lẻ

Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) nói một cách dễ hiểu là việc mở rộng kết nối Internet vào các thiết bị vật lý, đồ vật và không gian. Đây chính là loại công nghệ mở ra một tương lai mới cho nhiều lĩnh vực, bao gồm giao thông vận tải, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bán lẻ.

Trong ngành bán lẻ, hai ứng dụng phổ biến nhất của IoT bao gồm:

  • Thu thập và chia sẻ dữ liệu

IoT có thể thu thập dữ liệu quan trọng về toàn bộ vòng đời sản phẩm, quy trình trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua thiết bị cảm biến, môi trường. Dữ liệu sau khi được xử lý và phân tích sẽ chuyển thành những thông tin chắt lọc, có giá trị giúp các nhà quản lý bán lẻ đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

  • Vận hành dựa trên dữ liệu được thu thập.

Đối với máy móc hay cửa hàng kết nối IoT, hoạt động và quy trình bán lẻ thông minh  có thể được tự động hóa một phần/toàn phần để nâng cao hiệu quả, tính bền vững và khả năng phục hồi của chúng. 

2. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với IoT

Bằng cách kết hợp bán lẻ với công nghệ Internet vạn vật, nhà quản lý cửa hàng có thể tìm ra phương pháp mới để tiếp cận, kết nối với khách hàng mục tiêu, tạo ra hành trình mua sắm ngắn gọn, trực quan, dần hình thành nên mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu với khách hàng, đặc biệt là khách lần đầu mua. 

Dưới đây là một số ví dụ về IoT trong quá trình cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

2.1. Cá nhân hóa hoạt động truyền thông/quảng cáo sản phẩm 

Internet vạn vật là một trong những công nghệ tối ưu nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa khách hàng và thương hiệu. Trong cửa hàng hay siêu thị, cảm biến IoT có thể theo dõi hành trình mua sắm, phân tích thói quen của họ cũng như chia sẻ thông tin chi tiết tới bộ phận Marketing.

Với những dữ liệu này, đội ngũ sản xuất nội dung tiếp thị có thể tích hợp hoạt động phân đoạn khách hàng mục tiêu, tạo nội dung riêng cho từng phân khúc nhằm giúp tạo trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa cho mọi khách hàng, giúp người mua sắm tìm sản phẩm, nhận mẹo, ưu đãi và lời khuyên tùy chỉnh hoặc giới thiệu bạn bè đến cửa hàng .

Lấy ví dụ điển hình là Target - thương hiệu bán lẻ hàng đầu tại Mỹ. Công ty này sử dụng đèn hiệu (beacon) có tích hợp IoT để thu thập dữ liệu người dùng và sản xuất nội dung “siêu cá nhân hóa” (hyper-personalized). Khách truy cập có thể tải ứng dụng Target trên thiết bị di động iOS/Android, nhận thông báo đề xuất sản phẩm tương ứng khi đi qua từng khu vực hàng hóa cụ thể. 

Tại đây, hệ thống thông báo hoạt động như một nguồn cung cấp tin tức, trong đó tất cả nội dung được sắp xếp theo mức độ liên quan dựa trên loại hàng mà khách hàng quan tâm. Bằng cách này, Target đã thành công chuyển sự tập trung vào khách hàng, tăng hiệu quả khả năng giao tiếp với khách đến mua trực tiếp tại siêu thị, cũng như giảm thời gian lướt tìm sản phẩm.


Siêu thị Target ứng dụng IoT để cung cấp nội dung “siêu cá nhân hóa” - Ảnh: Internet

2.2. Tối ưu hóa trải nghiệm sản phẩm

Tất cả dữ liệu được IoT thu thập cho phép các thương hiệu cải thiện việc duy trì, bảo dưỡng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm thường xuyên, thậm chí cả thiết kế sản phẩm.

Ví dụ, với một thiết bị điện tử thông minh, nhà sản xuất có thể điều chỉnh cài đặt và cập nhật phiên bản mới nhất của sản phẩm ngay tại chính trong căn nhà của khách hàng mà không cần nhân viên hỗ trợ.  

Tất cả thông tin chi tiết trong quá trình khởi chạy phần mềm cũng sẽ được thu thập và chuyển trở lại máy chủ của công ty. Những dữ liệu này sẽ là nguồn tài nguyên quý giá trong các chiến dịch ra mắt dòng sản phẩm mới trong tương lai của công ty. 

Rolls Royce là một trong những hãng xe sử dụng IoT để cải thiện việc bảo trì động cơ máy bay. Thương hiệu này thu thập dữ liệu trạng thái của động cơ hàng ngày, thông báo ngay lập tức cho khách hàng khi có nhu cầu bảo trì chủ động. Bằng cách này, người dùng cuối là nhân viên kỹ thuật có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin, tránh xảy ra thiệt hại không đáng có.


Rolls Royce sử dụng IoT để cải thiện việc bảo trì động cơ máy bay - Ảnh: Internet

2.3. Theo dõi và dự đoán thời gian chờ đợi tại cửa hàng

Đây là một trong những vai trò quan trọng của công nghệ IoT trong bán lẻ thời kỳ đại dịch. Việc xếp hàng dài tại quầy thu ngân khiến cho rủi ro liên quan đến COVID-19 tăng lên, từ đó giảm tỷ lệ giữ chân khách hàng. Việc chờ đợi trong thời gian dài khiến khách hàng không thể đoán trước thời gian chờ của mình là bao lâu, dần dần tạo nên cảm giác chán chường, thất vọng.

Ứng dụng IoT trong siêu thị cho phép các công ty bán lẻ quản lý thời gian chờ đợi của khách tại cửa hàng. IoT có thể cung cấp cho nhân viên dữ liệu về thời gian khách đã phải chờ đợi. Dựa trên những thông tin chi tiết này, khách hàng sẽ được cung cấp các giải pháp hoặc hoạt động “giết thời gian”, giúp thời gian xếp hàng trở nên dễ chịu hơn.

Ví dụ, DisneyWorld đã cho ra mắt sản phẩm MagicBand hỗ trợ IoT, cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt hơn, quản lý xếp hàng, tự động thanh toán và quản lý khách, v.v. Hiện nay, sản phẩm này mang lại nhiều tính năng hấp dẫn như trải nghiệm nhập vai thú vị xung quanh Disney World và sắp tới là ở Disneyland .

2.4. Sử dụng thiết bị đeo cho các chương trình khách hàng thân thiết

Công nghệ thiết bị đeo đã được biết đến là một thành công trong lĩnh vực thể thao, y tế và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, ứng dụng IoT có thể đeo trong bán lẻ không giới hạn ở việc theo dõi dữ liệu vị trí. Trên thực tế, nhà bán lẻ có thể hưởng lợi từ việc sử dụng thiết bị đeo theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như xác định khách hàng trung thành, cung cấp dịch vụ gia tăng. Các khách sạn sử dụng vòng đeo tay để xác định đâu là khách hàng cấp cao, từ đó đưa ra các chương trình ưu đãi đặc quyền cũng như voucher giảm giá khi đến lưu trú.

Đây chính là một cách đơn giản để cung cấp chương trình khách hàng thân thiết và nói lời ‘cảm ơn’ với những người đã ủng hộ thương hiệu trong thời gian dài.

2.5. Cập nhật tình trạng đơn hàng liên tục 

Nhu cầu giao hàng tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Do đó, áp lực lên các dịch vụ giao hàng cũng tăng theo. Tuy nhiên, khách hàng vẫn còn nhiều quan ngại về thời gian giao sản phẩm và độ an toàn của chúng trong quá trình vận chuyển. 

Thấu hiểu được điều đó, các công ty bán lẻ sử dụng IoT để theo dõi đơn hàng theo thời gian thực và cập nhật thông tin thái đơn hàng trên ngay chính ứng dụng di động.

ParceLive là đơn vị vận chuyển theo dõi lô hàng cho phép người dùng giám sát bưu kiện trong thời gian thực. Công ty này tích hợp thiết bị theo dõi GPS và thu thập dữ liệu về tốc độ, điều kiện và địa điểm vận chuyển. Bằng dữ liệu từ mạng lưới cảm biến,  công ty thậm chí có thể cảnh báo khách hàng nếu gói hàng của họ bị rơi hoặc có khả năng bị hư hỏng.

3. Ứng dụng IoT trong công nghiệp bán lẻ

3.1. Theo dõi vị trí

Công nghệ IoT giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất trong bán lẻ – mức độ tin cậy trong giao hàng. Ngoài ra, chúng có thể theo dõi hoạt động di chuyển của hàng hóa và nhân viên, cả trong kho và trong quá trình vận chuyển.

Đây chính là giải pháp tăng hiệu quả hoạt động, từ đó cải thiện tính minh bạch trong khâu hậu cần của thương hiệu.

3.2. Bảo trì thiết bị tự động

Khi các thiết bị điện tử gặp trục trặc (VD: TV, tủ lạnh), các nhãn hàng cho phép khách hàng chủ động cập nhật thông tin về bảo trì sản phẩm, đưa ra thông báo cho đại lý gần nhất để kịp thời sửa chữa. 

Công nghệ này có khả năng cung cấp khả năng giám sát thiết bị theo thời gian thực và thông báo cho người quản lý trong trường hợp có khả năng xảy ra trục trặc.

Không chỉ trong bán lẻ, việc bảo trì thiết bị bằng IoT đã được triển khai trong ngành vận tải (Volvo và IBM), sản xuất (Chevron và Microsoft) và sản phẩm tiện ích (Florida Power Light).

3.3. Quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho tự động bằng IoT là một trong những lợi ích chính của ngành bán lẻ thông minh. Các hoạt động như đặt hàng sản phẩm, kiểm kê, sắp xếp, thu thập và phân tích dữ liệu, dự đoán mức tiêu thụ… đều được tự động hóa. Từ đó cải thiện độ chính xác, đồng thời tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí.

Một số giải pháp IoT ứng dụng trong quá trình quản lý hàng tồn kho, bao gồm:

- Hệ thống kiểm kê máy bay không người lái 

- Nền tảng cảm biến bán lẻ 

- Lập bản đồ khách hàng và phân tích lưu lượng khách hàng tại trung tâm mua sắm


Quản lý hàng tồn kho thông minh với công nghệ IoT - Ảnh: Internet

3.4. Kệ thông minh

Công nghệ kệ thông minh được giới thiệu rộng rãi tới thị trường bán lẻ khi Kroger, chuỗi siêu thị có doanh thu cao nhất ở Mỹ, thử nghiệm trên 2.000 kệ thông minh vào năm 2016. Kể từ đó, nhu cầu về hệ thống kệ thông minh ngày càng gia tăng.

Một kệ thông minh có thành phần cơ bản - thẻ RFID, đầu đọc RFID và ăng-ten. Ăng ten sẽ truyền vi mạch đến nền tảng IoT - nơi được xử lý bởi đầu đọc. Tất cả dữ liệu được kệ thông minh thu thập trong ngày sau đó sẽ được chia sẻ với người quản lý cửa hàng để cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến khách hàng và dữ liệu hàng tồn kho.


Kệ thông minh giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng thuận tiện hơn - Ảnh: Internet

Nguồn tham khảo: https://www.digiteum.com/internet-of-things-retail-industry/


Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.