Tin tức & Sự kiện
Blog

Xu hướng chuyển đổi số năm 2024

time 22 tháng 05, 2024

Xu hướng chuyển đổi số 2024 xoay quanh trí tuệ nhân tạo, giảm thiểu chi phí, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng và không ngừng của công nghệ.

Từ đầu năm, các nhà lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt với một loạt thách thức về công nghệ, kinh tế và địa chính trị. Khả năng thích ứng, tối ưu hóa chi tiêu và đổi mới có chọn lọc là những yếu tố được quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Theo Conference Board, một tổ chức tư vấn đã khảo sát 1.247 giám đốc điều hành trên toàn thế giới, các nhà lãnh đạo C-Suite đánh giá suy thoái kinh tế là mối lo ngại bên ngoài số 1 của họ trong năm 2024.

Chuyển đổi số đã thay đổi bộ mặt của mọi ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp hiện đang không ngừng chạy đua để có được trải nghiệm kỹ thuật số tối ưu. Đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng là điều cấp thiết mà mọi công ty cần thực hiện trong xu kỷ nguyên số.

Với bối cảnh đó, dưới đây là những xu hướng chuyển đổi số (Digital Transformation) trong giai đoạn sắp tới.

1. AI tạo sinh

Một trong những xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số mới nhất vào năm 2024 là Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI - Generative AI). AI tạo sinh, được hỗ trợ bởi các thuật toán học sâu (Deep learning), sẽ cách mạng hóa những ngành công nghiệp khác nhau nhờ tự động tạo ra nội dung, thiết kế và đề xuất phương án giải quyết vấn đề.

Năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ của rất nhiều công cụ AI tạo sinh như Microsoft Copilot với GPT 4 turbo, Chat GPT-4, Google Gemini,... Các công cụ này ngày càng được sử dụng phổ biến cho những nhiệm vụ kinh doanh, bao gồm marketing, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm,...

2. Tích hợp AR và VR

Thực tế tăng cường (AR - Augmented reality) và Thực tế ảo (VR - Virtual Reality) sẽ tiếp tục xóa mờ ranh giới giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số, mang đến trải nghiệm phong phú đối với rất nhiều lĩnh vực như bán lẻ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và giải trí, nghệ thuật,...

Các doanh nghiệp sẽ tận dụng công nghệ AR và VR để tăng cường sự tương tác với khách hàng, nâng cao trải nghiệm, hợp lý hóa quy trình đào tạo và tạo điều kiện cho việc cộng tác từ xa trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.

3. Điện toán đám mây

Điện toán đám mây vẫn tiếp tục là một trong những xu hướng đi đầu trong chuyển đổi số, cho phép mở rộng, linh hoạt và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, không phân biệt quy mô.

Vào năm 2024, có thể dự đoán được những tiến bộ trong công nghệ dựa trên nền tảng đám mây, điện toán biên và giải pháp đám mây lai nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng phát triển.

Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều hoạt động trên môi trường multi-cloud, nghĩa là sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều dịch vụ đám mây. Tuy nhiên, quản lý nhiều đám mây, đặc biệt là khi di chuyển khối lượng công việc giữa các đám mây, là một trong những thách thức hàng đầu.

Sự phát triển và vùng chứa dựa trên giao diện lập trình ứng dụng (API - Application Programming Interface) cung cấp giải pháp cho vấn đề này. API mở khóa các chức năng độc đáo của ứng dụng nằm trong môi trường multi-cloud.

Container hóa (một trong những công nghệ cho phép nhà phát triển xây dựng các ứng dụng hoạt động trên đám mây) cũng là một giải pháp đã được chứng minh có thể giải quyết mối lo ngại liên quan đến môi trường multi-cloud.


Sử dụng cùng lúc nhiều đám mây có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp - Ảnh: Internet

4. Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu

Với sự gia tăng của hành vi vi phạm sử dụng dữ liệu và mối lo ngại về quyền riêng tư, việc bảo vệ thông tin nhạy cảm luôn là điều tối quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức.

Các biện pháp an ninh mạng, khung tuân thủ cũng như công nghệ nâng cao quyền riêng tư được đặt ra nhằm bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu và giành được lòng tin khách hàng.

Một trong những cuộc khảo sát toàn cầu với hơn 4000 thương hiệu và người tiêu dùng cho thấy 61% thương hiệu thừa nhận đã đánh mất niềm tin của người tiêu dùng do chưa thực hiện tốt việc bảo vệ dữ liệu và thông tin.

Điều này tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Phương tiện truyền thông truyền thống được cho là nằm trong số ba yếu tố không được tin cậy nhiều nhất bên cạnh phương tiện truyền thông xã hội và chính phủ.

Với thực tế này, xu hướng trong thời gian sắp tới sẽ tập trung nhiều hơn vào việc bảo mật dữ liệu, xây dựng niềm tin và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng dựa trên dữ liệu thu thập được. Quy định về dữ liệu cũng ngày càng chặt chẽ, dự kiến ​​sẽ có nhiều biện pháp hiệu quả hơn trong tương lai.

5. Khám phá máy tính lượng tử

Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn non trẻ nhưng máy tính lượng tử (Quantum computing) hứa hẹn sẽ giải quyết nhiều vấn đề phức tạp với tốc độ xử lý chưa từng có.

Vào năm 2024, giới công nghệ sẽ ​​tiếp tục khám phá và thử nghiệm các ứng dụng máy tính lượng tử, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như mật mã, khám phá thuốc và tối ưu hóa.

6. Xây dựng khung chuyển đổi linh hoạt

Các phương pháp linh hoạt sẽ tiếp tục được thúc đẩy khi tổ chức cố gắng đạt được khả năng thích ứng và phản ứng nhanh hơn trong một môi trường thay đổi không ngừng.

Vào năm 2024, doanh nghiệp cần áp dụng khuôn khổ chuyển đổi linh hoạt để thúc đẩy hợp tác, ứng dụng lặp lại các giải pháp một cách hiệu quả và mang tới giá trị thiết thực cho khách hàng.

7. Áp dụng công nghệ song sinh kỹ thuật số

Bản sao kỹ thuật số (Digital twins), bản sao ảo (virtual replicas) của tài sản hoặc quy trình vật lý, sẽ được áp dụng ngày càng nhiều trong các ngành như sản xuất, chăm sóc sức khỏe và xây dựng thành phố thông minh.

Bằng cách tận dụng dữ liệu và mô phỏng thời gian thực, công nghệ bản sao kỹ thuật số cho phép bảo trì dự đoán, tối ưu hóa quy trình và hỗ trợ đưa ra quyết định sáng suốt.

8. Cá nhân hóa

Cá nhân hóa sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong công cuộc chuyển đổi số dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp trong năm 2024 và hơn thế nữa.

Cách tiếp cận càng đổi mới thì kết quả sẽ càng tích cực, bởi không có bất kỳ nội dung nào phù hợp cho mọi khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp phải cá nhân hóa cách tiếp cận tới từng đối tượng để thu hút ​​người tiêu dùng thay vì chỉ đẩy một số nội dung chung.

Cá nhân hóa không chỉ dành cho nội dung. Điều đó sẽ phản ánh ở mọi nơi, bất cứ khi nào thương hiệu tiếp xúc với khách hàng. Yếu tố này sẽ rất quan trọng trong chuyển đổi số và hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng thành công.


Cá nhân hóa giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả với khách hàng tiềm năng - Ảnh: Internet

9. Internet vạn vật (IoT) và 5G

Thế hệ thứ năm của công nghệ mạng di động được gọi là mạng 5G. 5G có tốc độ dữ liệu nhanh gấp 10 lần so với 4G, độ trễ tối thiểu, mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, khả năng kết nối và tính ứng dụng cao hơn cũng như băng thông mạng tăng lên.

Điện toán biên (Edge computing) và 5G có thể mang lại nhiều tiến bộ, đổi mới. Mặt khác, tự động hóa những công việc thường ngày sẽ ngăn ngừa sự cố mạng bằng cách sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), máy bay không người lái,...

Vào năm 2024, dự kiến ​​công nghệ 5G sẽ tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi hơn, thúc đẩy đổi mới trong những lĩnh vực như xe tự hành, thành phố thông minh và trải nghiệm sống động.

10. Kinh doanh dựa trên dữ liệu

Dữ liệu là “trái tim” của các doanh nghiệp chuyển đổi số. Khai thác và phân tích tiềm năng dữ liệu đã trở nên quan trọng để thúc đẩy kinh doanh, hợp lý hóa hoạt động và hỗ trợ quá trình tung ra sản phẩm, dịch vụ mới.

Xem thêm bài viết: Ra quyết định dựa trên dữ liệu là gì? Lợi ích và cách thực hiện

Kết luận

Tóm lại, năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm mà chuyển đổi số có nhiều tín hiệu tích cực. Điều này có thể thấy được thông qua sự phát triển của hàng loạt công nghệ tiên tiến, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao và các thị trường ngày càng năng động hơn.

Bằng cách đón đầu xu hướng chuyển đổi số và linh hoạt trong cách tiếp cận, các doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội, giảm thiểu rủi ro và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ 4.0.

Nguồn tham khảo:

https://medium.com/@olivierlaurence81/top-12-digital-transformation-trends-shaping-2024-and-beyond-187fbdd99809

https://www.veritis.com/blog/10-key-digital-transformation-trends-2024/


Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.