Tin tức & Sự kiện
Blog

Ngành trí tuệ nhân tạo học gì? Học AI ra trường làm gì?

time 30 tháng 07, 2023

Tác động mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã khiến cuộc sống xã hội hiện đại có nhiều thay đổi. Đây là một trong những ngành đang phát triển bùng nổ, mở ra vô số cơ hội nghề nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Ngành trí tuệ nhân tạo có nhiệm vụ chính là nghiên cứu, tạo ra hệ thống máy móc có khả năng mô phỏng trí, suy nghĩ và hành động của con người.

Khái niệm trí tuệ nhân tạo xuất hiện đã lâu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, công nghệ này mới được nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng rộng rãi hơn bao giờ hết.

Nhìn chung, đây là một ngành học rộng lớn với nhiều kiến thức khó, xoay quanh cốt lõi về toán học và khoa học máy tính. Mỗi cơ sở đào tạo sẽ có chương trình giảng dạy giống hoặc khác nhau, nhưng đều phải đảm bảo những kiến thức căn bản và kỹ năng thực hành cần có.

Vì sao nên lựa chọn theo học ngành AI - Trí tuệ nhân tạo?

Ngành trí tuệ nhân tạo cho thấy những bước đột phá mạnh mẽ, ứng dụng trong hầu hết lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay như: Sản xuất, kinh doanh, tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng,...

Xem thêm bài viết:

Tuy nhiên, thực tế, dù nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn, nhưng số lượng nhân sự đào tạo ngành AI mới chỉ đáp ứng được khoảng 10%. Điều này cho thấy cơ hội việc làm trong ngành trí tuệ nhân tạo là vô cùng rộng mở, đặc biệt là trong những năm tới đây.

Do sự khan hiếm về nguồn nhân lực, các nhà tuyển dụng sẵn sàng trả một mức lương khá cao cho vị trí làm việc trong ngành trí tuệ nhân tạo. Theo báo cáo của một công ty tuyển dụng TopDev, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực đang được trả lương cao nhất trong bảng xếp hạng hiện nay.

Điều đáng nói, nghề lập trình AI - trí tuệ nhân tạo là ngành nghề có mức lương cao nhất trong ngành CNTT. Mức lương những vị trí liên quan đến lập trình trí tuệ nhân tạo dao động khoảng 1.290 - 1.703 USD/tháng với chuyên viên có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, thậm chí lên tới 3.054 USD/tháng nếu tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn.

Ngành trí tuệ nhân tạo học những gì?

Khi theo học ngành trí tuệ nhân tạo, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cốt lõi về công nghệ máy tính và toán học.

Lộ trình giảng dạy và nội dung chuyên ngành có thể sẽ khác nhau giữa các trường đại học, cao đẳng. Sinh viên đang theo học chuyên ngành như khoa học máy tính, thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin hoặc kỹ thuật cũng có thể lựa chọn học thêm chuyên ngành AI để thu thập kiến thức, kỹ năng và nhận chứng chỉ.

Học ngành AI cần có những gì?

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên mong muốn theo học ngành trí tuệ nhân tạo cần những yếu tố sau:

  • Yêu thích khám phá, nghiên cứu và sáng tạo: Đây là yếu tố giúp sinh viên tăng thêm tính tò mò, thường xuyên đặt câu hỏi và cố gắng tìm ra giải pháp cho những vấn đề trong xã hội.

  • Hiểu biết về dữ liệu: Khả năng thấu hiểu về dữ liệu giúp người làm việc trong ngành trí tuệ nhân tạo đào sâu, hiểu được ý nghĩa thật sự khi kết hợp dữ liệu thu thập được với nhau và đưa ra những giải pháp phù hợp.

  • Tính kiên nhẫn và khả năng học hỏi: AI là một ngành mới và không ngừng vận động, chính vì vậy, lượng kiến thức của chuyên ngành này không nhỏ, liên tục được cập nhật. Điều này yêu cầu sinh viên cần kiên trì theo đuổi, nỗ lực nắm bắt lý thuyết, vận dụng vào thực tế để theo kịp tốc độ phát triển của ngành.

Sinh viên tốt nghiệp ngành trí tuệ nhân tạo làm công việc gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành AI có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Một số công việc thường gặp như:

Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (Kỹ sư AI)

Đây là một vị trí được tuyển dụng nhiều tại các doanh nghiệp, tổ chức chuyên về lĩnh vực công nghệ. Kỹ sư AI có nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển những ứng dụng AI khác nhau, nhằm phục vụ cho thực tiễn cuộc sống.

Kỹ sư AI sử dụng thuật toán máy học (Machine learning), nơ ron thần kinh, kết hợp với dữ liệu lớn (Big data) để huấn luyện, đào tạo mô hình AI,  giúp chúng có thể thay thế con người suy nghĩ, hành động.

Những công việc hàng ngày của kỹ sư trí tuệ nhân tạo thông thường là:

  • Thiết kế và phát triển các hệ thống AI

  • Huấn luyện và đánh giá các mô hình AI

  • Phối hợp với các kỹ sư phần mềm, nhà khoa học dữ liệu và các chuyên gia khác nhằm hoàn thiện ứng dụng trí tuệ nhân tạo

  • Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Center)


Kỹ sư AI là một trong những vị trí có mức lương cao trong ngành - Ảnh: Internet

Kỹ sư máy học (Kỹ sư machine learning)

Máy học (ML) là một nhánh nhỏ của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, được ứng dụng phổ biến trong nhận dạng hình ảnh và giọng nói, quản lý rủi ro, ngăn chặn gian lận,…  Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành trí tuệ nhân tạo có thể làm những công việc liên quan đến công nghệ máy học.

Kỹ sư máy học có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thuật toán máy học để tạo ra các mô hình “học” từ dữ liệu, giúp tăng khả năng phân tích và dự báo chính xác. Ngoài ra, kỹ sư machine learning cũng cần kết hợp với kỹ sư phần mềm, chuyên viên khoa học dữ liệu nhằm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hiệu quả.

Mô tả công việc kỹ sư máy học thường bao gồm các công việc:

  • Thiết kế và phát triển các mô hình học máy

  • Huấn luyện và đánh giá các mô hình học máy

  • Giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách sử dụng học máy

  • Phối hợp với các kỹ sư phần mềm, nhà khoa học dữ liệu và các chuyên gia khác

Kỹ sư máy học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghệ, tài chính, y tế, sản xuất kinh doanh,...

Kỹ sư người máy (Kỹ sư Robot)

Robot hiện đang thay thế con người thực hiện nhiều công việc. Thậm chí, một bộ phận công chúng còn lo ngại rằng, robot có thể hoàn toàn thay thế con người trong tương lai. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, đây chỉ là giả thiết và còn nhiều ý kiến trái chiều.

Xem thêm bài viết: Robot và trí tuệ nhân tạo: Thay thế hoàn toàn nhân sự trong tương lai?

Kỹ sư người máy chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, chế tạo robot. Rất nhiều công ty chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm robot, tự động hóa hoặc nhà máy chế tạo, sản xuất, lắp ráp cũng như các cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về robot,… cần tuyển nhân sự cho vị trí này.

Kỹ sư robot sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Thiết kế và xây dựng các bộ phận của robot

  • Lắp đặt các mạch điện của robot

  • Lập trình và điều khiển robot

  • Sửa chữa và bảo trì robot

  • Nghiên cứu và phát triển các công nghệ robot mới

  • Đào tạo người dùng về cách sử dụng robot


Robot hỗ trợ con người thực hiện nhiều công việc khác nhau - Ảnh: Internet

Kỹ sư dữ liệu lớn (Kỹ sư Big data)

Dữ liệu là yếu tố không thể thiếu trong ngành trí tuệ nhân tạo. Do đó, làm việc với dữ liệu là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên theo học chuyên ngành này. Vì vậy, nhiều sinh viên có thể lựa chọn trở thành kỹ sư big data nếu có sự am hiểu và yêu thích tìm hiểu, phân tích dữ liệu.

Nhiệm vụ của kỹ sư dữ liệu lớn thường bao gồm:

  • Thiết kế và phát triển các giải pháp dữ liệu lớn

  • Thu thập, lưu trữ và xử lý lượng lớn dữ liệu

  • Phân tích dữ liệu để tìm kiếm các xu hướng và mẫu

  • Xây dựng các mô hình dự đoán dựa trên dữ liệu

  • Phát triển các ứng dụng dữ liệu

Nghiên cứu sinh, nhà khoa học trí tuệ nhân tạo

Nếu có mong muốn tìm hiểu chuyên sâu về công nghệ này, sinh viên có thể tiếp tục theo học những chương trình nâng cao, sau đó làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm,...

Công việc này yêu cầu sinh viên có kỹ năng:

  • Thiết kế và phát triển các thuật toán và công nghệ AI mới

  • Đánh giá hiệu quả của các thuật toán và công nghệ AI mới

  • Giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách sử dụng AI

  • Phối hợp với các nhà khoa học, kỹ sư và các chuyên gia khác để phát triển các ứng dụng AI mới

Học ngành trí tuệ nhân tạo ở đâu?

Là một trong những ngành đang có tiềm năng phát triển lớn, có sự đầu tư từ nhà nước, trí tuệ nhân tạo hiện đang được giảng dạy ở khá nhiều trường đại học trên khắp Việt Nam.

Trong đó, những cơ sở đào tạo chuyên ngành trí tuệ nhân tạo tốt, uy tín, là mục tiêu của nhiều sinh viên bao gồm:

  • Đại học Bách Khoa TP.HCM

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

  • Đại học Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

  • Đại học FPT

  • Đại học Thăng Long

  • Đại học Phương Đông

Lộ trình giảng dạy và học tập tại các trường đại học và trung tâm đào tạo có thể khác nhau, tuy nhiên, vẫn đảm bảo sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức nền tảng quan trọng, cần thiết cho sự phát triển, nâng cao về sau.

Trí tuệ nhân tạo là một ngành học hấp dẫn với cơ hội việc làm rộng mở, cùng mức lương hấp dẫn. Hy vọng những thông tin do Elcom cung cấp sẽ góp phần giúp bạn đọc có những góc nhìn, định hướng rõ ràng hơn về ngành AI.


Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.