Giáo dục thông minh là gì? Giáo dục thông minh đóng vai trò gì trong nền tảng giáo dục hiện đại ngày nay? Hãy cùng ELCOM tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giáo dục thông minh là một xu thế mới của nền giáo dục hiện đại và là một mảnh ghép quan trọng trong xây dựng xã hội học tập thông minh, phát triển quốc gia thông minh.
Mô hình giáo dục thông minh được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các thiết bị và phần mềm tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin xuyên suốt quá trình dạy học, quản lý.
1. Giáo dục thông minh là gì?
Giáo dục thông minh (Smart Education) hay Giáo dục 4.0 là mô hình học tập có sự hỗ trợ từ công nghệ, giúp học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, thích ứng với thế hệ kỹ thuật số mới hiện nay.
Smart trong Smart Education không chỉ có nghĩa là thông minh mà còn được hiểu là từ viết tắt cho S.M.A.R.T:
S (Self-directed): Định hướng
M (Motivated): Động cơ học tập
A (Adaptive): Khả năng tương thích
R (Resource enriched): Nguồn học liệu phong phú
T (Technology embedded): Áp dụng công nghệ
So với các mô hình giảng dạy lớp học truyền thống, giáo dục thông minh là mô hình giúp gia tăng sự tương tác trực quan giữa học sinh và giáo viên thông qua các kỹ năng, sở thích học tập của học sinh.
Nhằm xây dựng một quốc gia thông minh, hiện nay, nhiều nước đã và đang hướng tới xây dựng nền tảng giáo dục thông minh, nhằm đào tạo nên những thế hệ công dân thông minh tương lai.
Tại Việt Nam, ngành giáo dục luôn được ưu tiên đi trước trong chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Chính bởi vậy, giáo dục thông minh đang là một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm.
Giáo dục thông minh 4.0 ứng dụng công nghệ vào dạy và học - Ảnh: Internet
2. Mô hình giáo dục thông minh
Giáo dục thông minh bao gồm những thành phần sau:
Hệ thống trung tâm điều hành
Hệ thống trường học thông minh
Kho học liệu số
Hệ thống đào tạo, diễn đàn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên
Hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng
Hệ thống các đối tác kết nối trong và ngoài nước
Các thành phần của mô hình giáo dục thông minh (Smart Education) - Ảnh: Internet
2.1. Hệ thống trung tâm điều hành tập trung của toàn ngành Giáo dục đào tạo
Hệ thống trung tâm điều hành được tạo nên bởi 3 cấp: Các cơ sở giáo dục, Phòng và Sở Giáo dục đào tạo. Hệ thống này cũng được kết nối với Trung tâm điều hành tập trung của toàn tỉnh.
Các số liệu về hiện trạng giáo dục như hoạt động, văn bản, hình ảnh, số liệu sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian thực thông suốt từ cấp dưới đi lên, hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của ngành Giáo dục đào tạo.
2.2. Hệ thống trường học thông minh (Smart School)
Hệ thống trường học thông minh được đánh giá là thành phần quan trọng nhất trong mô hình giáo dục thông minh. Đây là các trường học đổi mới với mô hình giảng dạy áp dụng khoa học và công nghệ vào quản lý cùng hình thức dạy, học tập.
2.3. Kho học liệu số
Các bài giảng và sách điện tử, các phần mềm mô phỏng cung cấp tư liệu giúp bài giảng của giáo viên thêm phần phong phú, ngoài ra cũng giúp học sinh, sinh viên có thể khai thác, nghiên cứu, bổ sung kiến thức một cách dễ dàng hơn.
2.4. Hệ thống đào tạo trực tuyến
Các hệ thống đào tạo theo hình thức giảng dạy, học tập trực tuyến. Hệ thống đào tạo trực tuyến có nhiều lợi ích như:
Với giáo viên, cán bộ quản lý: Nâng cao kỹ năng quản lý, nghiệp vụ giảng dạy, năng lực tin học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.
Với học sinh: Cung cấp môi trường học tập hiện đại, cơ hội tiếp xúc với bài giảng từ các giáo sư, giảng viên đầu ngành, rút ngắn khoảng cách vùng miền và trình độ giáo dục.
2.5. Hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng
Đây là một hệ thống khép kín với chức năng xây dựng câu hỏi, đề thi, tổ chức thi, chấm điểm, báo cáo thống kê chất lượng cuộc thi, được triển khai trong các kỳ thi đánh giá chất lượng cán bộ quản lý giáo viên, học sinh toàn tỉnh.
2.6. Hệ thống hợp tác trong và ngoài nước
Hệ thống hợp tác trong và ngoài nước hỗ trợ, tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế, trao đổi giáo viên, học sinh.
Ngoài ra hệ thống này còn có chức năng tăng cường mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.
3. Lợi ích của nền tảng giáo dục thông minh 4.0
Nhằm hướng đến mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng của người học, tăng cường rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết, mô hình giáo dục thông minh có nhiều lợi ích:
Hỗ trợ nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động trong nền kinh tế mới, yêu cầu nhiều tri thức như hiện nay.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên.
Tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa giáo dục đại học với nền sản xuất.
Giúp hoạt động giảng dạy, học tập có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn nội dung và phương thức học tập sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Giúp thay đổi tư duy, cách tiếp cận với mô hình đại học, nhà trường. Đó không chỉ là nơi đào tạo mà có thể kết hợp với các doanh nghiệp để trở thành một hệ sinh thái giáo dục.
4. Ưu điểm của mô hình giáo dục thông minh
Ý tưởng giáo dục thông minh 4.0 có nhiều ưu điểm, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cả hệ thống nói chung.
4.1. Tính linh hoạt
Giáo dục thông minh cho phép người học học tập một cách linh hoạt theo tốc độ phù hợp với từng cá nhân. Với các bài giảng trực tuyến, khóa học online, người dùng hoàn toàn có thể xem lại bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên nhiều thiết bị khác nhau.
Người học có thể trao đổi thắc mắc với người dạy một cách nhanh chóng, dễ dàng.
4.2. Tính chủ động
Trong môi trường giáo dục truyền thống, người dạy thường đóng vai trò chủ yếu là người truyền đạt kiến thức. Với mô hình dạy và học thông minh 4.0, người dạy có nhiệm vụ chính là hướng dẫn, hỗ trợ học sinh học tập một cách chủ động.
Đồng thời, bất kỳ ai cũng có thể là “thầy”, là người chia sẻ, cung cấp kiến thức, trải nghiệm cá nhân để hỗ trợ lẫn nhau.
Về mục tiêu học tập, giáo dục thông minh hướng tới hỗ trợ học sinh phát triển một cách toàn diện các kỹ năng về cảm xúc, trí tuệ,…
4.3. Tính mới mẻ
Thay vì khuôn mẫu, cố định như giáo án truyền thống, các sản phẩm giáo dục thông minh, đồ chơi giáo dục thông minh mang đến phương pháp học tập mới mẻ, có tính khám phá. Từ đó giúp mang lại cho người học hứng thú trong việc nghiên cứu, tìm tòi và phát triển.
Ứng dụng thiết bị giáo dục thông minh trong dạy và học - Ảnh: Internet
5. Làm sao để xây dựng nền giáo dục thông minh?
Theo các chuyên gia, để xây dựng được một nền tảng giáo dục thông minh, trước hết cần phải giải quyết những vấn đề tồn đọng hiện nay, gồm có:
Sự thiếu đồng bộ giữa người học và người giảng dạy trong hệ thống giáo dục.
Chất lượng giáo dục chưa ổn định.
Đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập cần được dựa trên các bằng chứng thực tế thay vì kết quả các kỳ thi.
Hệ thống giáo dục chưa phù hợp với đặc điểm của “sinh viên số”.
Cần ứng dụng công nghệ và các tài nguyên trực tuyến như mạng di động, các nền tảng công nghệ mở, tài nguyên giáo dục mở (OER - Open Educational Resources), nguồn học liệu mở (OCW - OpenCourseWare), khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOCs - Massive open online course) trong cải cách hệ thống giáo dục.
Cần nâng cấp trường học, phòng học phù hợp hơn với một môi trường học tập thông minh.
Theo các chuyên gia, các vấn đề trên có thể giải quyết bằng cách:
Sử dụng phương pháp dạy học “Flipped Classroom - Lớp học đảo ngược”. Đây là phương pháp đào tạo mới, cung cấp nội dung học tập cho người học trước khi vào lớp.
Xây dựng hệ thống kho dữ liệu học tập số, các cổng thông tin học tập và hệ thống tài liệu sách điện tử phong phú, đa dang, dễ dàng truy cập.
Ứng dụng các công nghệ hiện đại như Internet vạn vật (IoT - Internet of Things), nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID - Radio Frequency Identification), trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligent), dữ liệu lớn (Big Data),...
Tăng cường sử dụng các thiết bị giáo dục thông minh di động có kết nối mạng, robot giáo dục thông minh, đồ chơi giáo dục thông minh,... vào trong học tập.
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc xây dựng một hệ thống giáo dục thông minh không còn quá xa vời. Việc xây dựng đại học thông minh là một trong những đích đến mà nhiều trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang hướng đến.
Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại vào trong giáo dục và đào tạo, chắc hẳn trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ xây dựng được một nền giáo dục thông minh như kỳ vọng.