Công nghệ blockchain ngày càng quen thuộc với đời sống, đồng nghĩa với những lầm tưởng về nó cũng trở nên phổ biến hơn. Hãy cùng Elcom làm sáng tỏ những lầm tưởng phổ biến về blockchain.
Các doanh nghiệp đang đầu tư hàng tỷ đô la vào công nghệ blockchain (chuỗi khối), nhưng một số lầm tưởng cố hữu về công nghệ này đã cản trở việc phát triển ứng dụng của nó trong tổ chức.
Bài viết này xác định những quan niệm phổ biến về chuỗi khối nhưng chưa hẳn đúng và phân tích cách hiểu chính xác về công nghệ này.
1. Blockchain là Bitcoin và Bitcoin là Blockchain
Bitcoin là trường hợp sử dụng tiền điện tử được biết đến hoặc chấp nhận rộng rãi đầu tiên xây dựng trên công nghệ blockchain.
Trong khi đó, blockchain là một loại công nghệ sổ cái phân tán, nhưng không phải tất cả các sổ cái phân tán đều là chuỗi khối hiệu quả. Chuỗi khối có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau trong thế giới tài chính
Xem thêm bài viết: Xu hướng tiền điện tử 2024 - Tương lai của Cryptocurrency
2. Không có quyền riêng tư trên blockchain
Blockchain đều hoạt động theo kiến trúc phi tập trung (decentralized), ngang hàng (peer-to-peer). Tuy nhiên, nhà phát triển cũng có thể tạo chuỗi khối riêng tư cho một tổ chức hoặc nhóm người dùng cụ thể.
Nguyên tắc cốt lõi của công nghệ này là tất cả nút trên mạng blockchain đều có cùng dữ liệu và hoạt động phối hợp để thêm dữ liệu mới. Nếu bất kỳ nút nào bị hỏng thì sẽ không gây ảnh hưởng đến toàn bộ mạng blockchain.
Không có quy tắc nào quy định rằng tất cả blockchain phải được công khai. Các chuỗi khối như vậy được gọi là chuỗi khối riêng tư, chuỗi khối được phép hoặc blockchain doanh nghiệp.
Vậy đối với vấn đề quyền riêng tư cá nhân thì sao?
Theo định nghĩa, một blockchain nổi tiếng như Bitcoin và Ethereum chỉ xác định người dùng bằng một địa chỉ được biểu thị dưới dạng giá trị thập lục phân (trông giống như một chuỗi ký tự ngẫu nhiên). Không có thông tin nhận dạng cá nhân (PII - Personally identifiable information) nào được lưu trữ như một phần của giao dịch blockchain.
Trên blockchain công khai, các giao dịch được hiển thị, tuy nhiên danh tính, thông tin người giao dịch được tách riêng và lưu trữ ở nơi khác.
Ngoài ra, một phần dữ liệu, chẳng hạn như tài liệu, có thể được lưu trữ trên đám mây bảo mật truyền thống với hàm băm (hash function). Người ngoài tổ chức không thể kết xem những tài liệu này nếu không được cấp phép. Trong một blockchain riêng tư, quyền truy cập bị hạn chế và quản lý bởi quản trị viên.
Điểm mấu chốt là blockchain có thể tồn tại ở chế độ công khai hoặc riêng tư. Tất cả phụ thuộc vào mục đích sử dụng và cấu hình dự định của từng chuỗi khối - Ảnh: Internet
3. Blockchain chỉ hữu ích cho việc đầu cơ tiền điện tử
Blockchain là nền tảng của tiền điện tử. Thậm chí, nhiều người vẫn nhầm lẫn hai khái niệm chuỗi khối và tiền điện tử. Điều này có thể hiểu được vì mức độ ảnh hưởng lớn mà tiền điện tử tạo ra trên các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, blockchain có nhiều cách sử dụng khác ngoài vai trò là nền tảng hỗ trợ tiền điện tử. Về cơ bản, blockchain là một cơ chế lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, blockchain còn trở thành một nền tảng ứng dụng khả thi nhờ sự ra đời của hai công nghệ liên quan, bao gồm:
Mã thông báo không thể thay thế (NFT - Non-fungible token), một loại cấu trúc dữ liệu cụ thể được lưu trữ trên chuỗi khối.
Hợp đồng thông minh (smart contract) cung cấp cách tạo logic được lưu trữ và thực thi trên blockchain.
Điều này giúp blockchain được ứng dụng rộng rãi hơn bên cạnh các hoạt động liên quan đến tiền điện tử. Trên thực tế, công nghệ sổ cái phân tán ngày nay là thuật ngữ dùng để mô tả blockchain như một cơ sở dữ liệu phi tập trung.
Sổ cái phân tán được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau: Quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng cho tài chính phân tán, chương trình tiếp thị, trò chơi và quản lý xe cơ giới.
4. Blockchain tốn kém và không hiệu quả
Điều này phụ thuộc vào cấu trúc của chuỗi khối. Ví dụ: Chuỗi khối riêng tư/được cấp phép thường tiết kiệm chi phí và năng lượng hơn so với những giải pháp khác.
Blockchain tận dụng cơ chế đồng thuận được gọi là bằng chứng công việc (PoW - Proof of Work), thường liên kết với các mạng khai thác tiền điện tử không được phép. Tuy nhiên, mạng được cấp phép và thậm chí một số mạng không được cấp phép có thể sử dụng các cơ chế đồng thuận khác ngoài PoW.
5. Blockchain bất biến và không thể hack
Điều này gần như chính xác. Chuỗi khối làm tăng đáng kể độ khó cho tin tặc trong việc truy cập hoặc thay đổi thông tin, nhưng chúng không thể đảm bảo an toàn 100%. Riêng giao dịch được cam kết với chuỗi khối công khai sẽ không thể thay đổi.
Tuy nhiên, chuỗi khối riêng tư vốn không có thuộc tính đó vì chúng thiếu thuật toán đồng thuận và do bản chất được cấp phép, quản trị viên có thể thực hiện thay đổi. Các chuỗi khối công khai dễ bị hack ở những điểm dữ liệu được lưu trữ ngoài chuỗi.
Blockchain khá an toàn nhưng không thể đảm bảo điều này vĩnh viễn - Ảnh: Internet
6. Cần bằng cấp cao để làm việc với blockchain
Điều này không hoàn toàn đúng. Để xây dựng hoặc sử dụng công nghệ chuỗi khối, có nhiều công cụ trên thị trường hỗ trợ tận dụng công nghệ và một số chuỗi khối cho phép phát triển ứng dụng bằng hầu hết mọi ngôn ngữ mã hóa hiện đại.
Đồng thời, có những lộ trình học tập đơn giản dành cho người lập trình blockchain. Thực thể cốt lõi để lập trình trên blockchain là hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh chạy trên chuỗi khối tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM - Ethereum Virtual Machines) thường được viết bằng ngôn ngữ lập trình Solidity.
Solidity có nhiều đặc tính hướng đối tượng, vì vậy các nhà phát triển hiểu Java, C# hoặc TypeScript sẽ dễ dàng áp dụng nó.
Hợp đồng thông minh cho chuỗi khối Solana có thể được viết bằng Rust, C, C++ hoặc Python. Chuỗi khối EOS hỗ trợ C++ để tạo hợp đồng thông minh. Các blockchain khác cũng hỗ trợ phát triển hợp đồng thông minh.
Nhiều nền tảng blockchain sử dụng ngôn ngữ có sẵn. Một số sử dụng ngôn ngữ đặc biệt, chẳng hạn như lập trình trong Solidity cho các chuỗi khối tương thích với EVM. Cho dù nhà phát triển nền tảng blockchain lựa chọn như thế nào, họ phải hiểu cách thức hoạt động của blockchain cụ thể và cách nó được quản lý. Sau đó, họ sẽ hoàn thiện mã cho nó.
Blockchain không hữu ích trong mọi trường hợp, nhưng công nghệ này là nền tảng khả thi đối với nhiều mục đích thương mại và cho chính phủ.
Xem thêm hữu ích: Cơ hội nghề nghiệp: Những vị trí công việc “hot” ngành Blockchain
7. Blockchain chống lại chính phủ
Một trong những ứng dụng đầu tiên của blockchain là tạo ra một loại tiền kỹ thuật số không thuộc thẩm quyền kiểm soát của chính phủ, chẳng hạn như Bitcoin. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều chính phủ, cơ quan đã thử nghiệm và chứng thực công nghệ blockchain cho mục đích riêng của họ.
Nha lộ vận California (The California Department of Motor Vehicles) đã thử nghiệm một dự án, đó là đưa các chủ đề của mình lên một chuỗi khối dựa trên NFT riêng tư. Năm 2020, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA - Food and Drug Administration) đã triển khai chương trình thí điểm với KPMG, IBM và Walmart nhằm sử dụng công nghệ chuỗi khối để xác định, theo dõi các loại thuốc kê đơn và vắc xin ở Hoa Kỳ.
Chính phủ Đức đã công bố chiến lược blockchain toàn diện vào năm 2019 nhằm mở đường cho việc sử dụng blockchain trong các hoạt động quản lý và hành chính. Đồng thời, Cơ quan tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore) thúc đẩy việc sử dụng công nghệ blockchain cho những hoạt động thương mại và chính phủ.
Công nghệ blockchain có rất nhiều ứng dụng đối với cả khu vực tư nhân và công cộng. Trong khi một số người cho rằng blockchain có thể có khuynh hướng chống chính phủ, thì bản thân công nghệ này lại mang tính bất khả tri.
Trên đây là một số lầm tưởng khá phổ biến về blockchain. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm để tránh hiểu lầm trong quá trình nghiên cứu về công nghệ xu hướng này.