Tài xế cần dán thẻ thu phí không dừng do nhiều tuyến đường đã bỏ hình hoàn toàn hình thức thu phí một dừng truyền thống, chuyển sang thuần thu phí không dừng ETC.
Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg, kể từ ngày 01/08/2022, toàn bộ tuyến cao tốc và nhiều trạm thu phí trên toàn quốc chỉ triển khai thu phí thuần ETC (Electronic Toll Collection) - Thu phí không dừng. Để thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển, tài xế nên tham khảo những tuyến đường chỉ áp dụng ETC sau đây.
1. Danh sách các trạm triển khai hình thức thu phí thuần ETC
Ngoài các trạm thu phí không dừng thuần ETC, hiện nay, trên toàn quốc đã có nhiều trạm thu phí triển khai các làn thu phí hỗn hợp, bao gồm cả thu phí ETC và MTC (Manual Toll Collection). Tài xế có thể tra cứu thêm danh sách trạm thu phí VETC và danh sách trạm thu phí ePass để tìm hiểu thêm thông tin.
Do không áp dụng hình thức thu phí bằng tiền mặt truyền thống, xe chưa đủ điều kiện di chuyển qua làn thu phí ETC có thể bị phạt hành chính từ 01-03 triệu đồng, thậm chí tước giấy phép lái xe từ 01-03 tháng.
2. Làm thế nào để lưu thông qua trạm thu phí thuần ETC?
Để được phép lưu thông qua các trạm thu phí không dừng thuần ETC, phương tiện cần có đủ các điều kiện bao gồm:
Đã dán thẻ thu phí không dừng ETC
Hiện nay, có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng phổ biến là VETC (cung cấp thẻ Etag) và VDTC (cung cấp thẻ ePass). Do tất cả các trạm thu phí không dừng đều liên thông với nhau, tài xế chỉ cần dán một trong hai loại thẻ định danh.
Đồng thời, tài xế cũng chỉ được phép dán một trong hai loại thẻ thu phí để thuận tiện cho việc quản lý. Nếu muốn thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ trong quá trình sử dụng, tài xế cần hủy tài khoản thu phí cũ, đăng ký tài khoản mới.
Để đăng ký dán thẻ định danh ETC, khách hàng có thể đến trực tiếp tại các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền, đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tại lần kiểm định gần nhất hoặc ngay tại trạm thu phí ETC. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đăng ký theo hình thức online và được dán thẻ ngay tại nhà.
Đảm bảo số dư tài khoản thu phí
Tài khoản thu phí không dừng có số dư lớn hơn số tiền tài xế cần đóng khi qua trạm BOT. Do đó, trước khi di chuyển qua làn thu phí không dừng, tài xế cần chủ động kiểm tra số dư tài khoản giao thông ETC để đảm bảo đủ số dư cho hành trình dự kiến di chuyển.
Xem thêm bài viết:
Dán thẻ định danh và nạp tiền đầy đủ vào tài khoản thu phí là điều kiện bắt buộc để di chuyển qua làn ETC - Ảnh: Internet
3. Xử lý lỗi khi đi qua làn thu phí không dừng
Do là hình thức thu phí mới triển khai gần đây tại Việt Nam, trong quá trình vận hành, tài xế có thể gặp một số lỗi tại các trạm BOT. Một số lỗi thường gặp tại các trạm thu phí không dừng có thể kể đến:
Đi nhầm làn thu phí ETC
Ô tô né trạm ETC, đi vào làn của xe máy
Dừng đỗ quá thời gian quy định tại trạm thu phí
Không đảm bảo khoảng cách giữa các xe
Barrier (rào chắn) không tự động đóng mở
Hệ thống không tự động trừ tiền trong tài khoản thu phí không dừng
Không qua trạm thu phí nhưng tài khoản ETC vẫn bị trừ tiền
Để tránh mắc lỗi và bị xử phạt khi đi qua trạm thu phí không dừng, tài xế cần lưu ý:
Dán thẻ đầu cuối, kiểm tra thẻ bằng máy thử sóng để chắc chắn thẻ hoạt động tốt.
Thường xuyên kiểm tra tài khoản thu phí không dừng. Nạp tiền đầy đủ trước khi di chuyển qua các trạm thu phí.
Trường hợp phát hiện những giao dịch bất thường, cần liên hệ ngay đơn vị cung cấp dịch vụ để được xử lý.
Theo dõi, tuân thủ biển báo, biển chỉ dẫn, đèn tín hiệu và quan sát barrier khi đi qua trạm thu phí.
Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các xe và duy trì vận tốc tối đa 40km/h.
Tuyệt đối không trả tiền mặt khi đi qua làn thu phí ETC.
Xem thêm bài viết:
Kiểm tra thẻ thu phí không dừng bằng máy thử sóng để chắc chắn thẻ hoạt động tốt - Ảnh: Internet
Trên đây là danh sách các trạm thu phí không dừng thuần ETC trên toàn quốc và một số lưu ý khi di chuyển qua làn ETC mà tài xế cần nắm được. Ngoài ra, các bác tài cũng có thể tham khảo thêm thông tin mới về thu phí không dừng ETC tại chuyên mục Tin Tức của Elcom.