Áp dụng các giải pháp giao thông thông minh một cách khoa học, bài bản ngay từ những bước đầu tiên sẽ góp phần tạo nên bức tranh tổng thể đô thị thông minh hài hòa trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tiêu chuẩn, hạ tầng, vai trò và ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh (ITS) trong bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu về hệ thống giao thông thông minh (ITS)
Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport Systems – ITS) là hệ thống kết hợp giữa công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa phương tiện giao thông, con người và hạ tầng giao thông thành một mạng lưới thông tin. Từ đó, người tham gia giao thông được cung cấp thông tin tốt hơn, sử dụng mạng lưới giao thông an toàn, hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại.
ITS có thể dùng để chỉ tất cả các phương thức vận tải, tuy nhiên, theo chỉ thị của Liên minh Châu Âu 2010/40/EU, ban hành ngày 7 tháng 7 năm 2010, định nghĩa ITS là hệ thống trong đó công nghệ thông tin và truyền thông được áp dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Tiêu chuẩn giao thông thông minh
Tiêu chuẩn hóa hệ thống giao thông thông minh là bước đi thiết yếu trong quá trình triển khai và thực hiện để tránh tình trạng thiếu đồng bộ. Tiêu chuẩn khung là căn cứ để mỗi quốc gia, mỗi địa phương xây dựng ITS hiệu quả.
Tiêu chuẩn quốc tế
ISO/TC 204: Hệ thống giao thông thông minh ITS - Intelligent transport systems
ISO/TC 204 chịu trách nhiệm về các khía cạnh tổng thể và cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông thông minh ITS.
Chuỗi tiêu chuẩn ISO 15638-(phần 1 đến 24)
Là những tiêu chuẩn về khung và kiến trúc của hệ thống giao thông thông minh ITS: Giám sát, kiểm soát, theo dõi phương tiện giao thông, các ứng dụng, tiện ích, dịch vụ cung cấp cho người tham gia giao thông.
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 12836-1:2020: Hệ thống giao thông thông minh - Kiến trúc mô hình tham chiếu cho hệ thống giao thông thông minh (ITS) - Phần 1: Các miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS)
TCVN 13063-1:2020: Hệ thống giao thông thông minh (ITS) – Giao thức hướng dẫn qua thiết bị ITS cá nhân cho các hệ thống cảnh báo an toàn giao thông - Phần 1: Thông tin chung và xác định trường hợp sử dụng
TCVN 13063-2:2020: Hệ thống giao thông thông minh (ITS) – Giao thức hướng dẫn qua thiết bị ITS cá nhân cho các hệ thống cảnh báo an toàn giao thông - Phần 2: Các yêu cầu và đặc tả giao thức hướng dẫn đường bộ
TCVN 13063-3:2020: Hệ thống giao thông thông minh (ITS) – Giao thức hướng dẫn qua thiết bị ITS cá nhân cho các hệ thống cảnh báo an toàn giao thông - Phần 3: Đặc tả kiểm thử sự phù hợp với giao thức hướng dẫn đường bộ
TCVN 13064-1:2020: Hệ thống giao thông thông minh (ITS) – Giao diện phương tiện để cung cấp và hỗ trợ dịch vụ ITS - Phần 1: Thông tin chung và xác định trường hợp sử dụng
TCVN 13064-2:2020: Hệ thống giao thông thông minh (ITS) – Giao diện phương tiện để cung cấp và hỗ trợ dịch vụ ITS – Phần 2: Yêu cầu và đặc tả giao thức cổng hợp nhất đối với giao diện cổng trạm ITS phương tiện
TCVN 13064-3:2020: Hệ thống giao thông thông minh (ITS) – Giao diện phương tiện để cung cấp và hỗ trợ dịch vụ ITS - Phần 3: Đặc tả API máy chủ và máy khách giao thức giao diện phương tiện hợp nhất
3. Hệ thống chính của giao thông thông minh
ITS là sự tổng hòa, kết hợp của nhiều hệ thống khác nhau, bao gồm:
Hệ thống phần mềm quản lý và điều hành giao thông (Traffic Management System – TMS)
Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông và dòng lưu thông (Traffic Flow Control System – TFC)
Hệ thống kiểm soát an toàn giao thông (Traffic Enforcement System - TES)
Hệ thống quản lý xe Bus (Bus Management System - BMS)
Hệ thống vé liên thông (Automatic Fare Collection System - AFC)
Hệ thống quản lý và thu phí bãi đỗ (Parking Control System – PCS)
Hệ thống thu phí đường bộ (Toll Collection System - TCS)
Hệ thống bảng điện tử điều khiển giao thông (Variable Message Signs - VMS)
Hệ thống đo đếm và phân tích lưu lượng xe lưu thông (Vehicle Detection System - VDS)
Hệ thống thu phí không dừng (Electronic Toll Collection - ETC)
Hệ thống cân tự động (Weighing in Motion - WIM)
Hệ thống giám sát trật tự an toàn giao thông
Hệ thống website, ứng dụng cung cấp thông tin giao thông cho người tham gia giao thông
Hệ thống giám sát, quản lý và điều hành giao thông - Ảnh: Internet
4. Hạ tầng của giao thông thông minh
Để vận hành hệ thống giao thông thông minh, cần có các thiết bị để cung cấp, thu thập thông tin đầu vào và đưa ra thông tin cho người tham gia giao thông.
Các thiết bị chính bao gồm:
Thiết bị thu thập hình ảnh, âm thanh, thông tin giao thông: Camera, CCTV (Closed Circuit Television - Truyền hình mạch kín); Hệ thống dò xe, rada (VDS Vehicle Detection System - Hệ thống dò xe)
Thiết bị quan trắc thời tiết (WOS)
Thiết bị biển báo điện tử, đèn giao thông: Bảng điều khiển điện tử giao thông (VMS - Variable Message Signs); Biển báo điều khiển làn đường (LCS - Lane Control Signs)
Thiết bị cân tự động
Thiết bị thu phí không dừng
Hệ thống mạng, thiết bị mạng
Máy chủ trung tâm, máy trạm, tường màn hình giám sát
5. Vai trò của hệ thống giao thông thông minh
Giao thông được coi là huyết mạch của mỗi đô thị, mỗi quốc gia. Với những thành phố thông minh, giao thông thông minh là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu. ITS đóng vai trò quan trọng, là một trong những thành phần chủ đạo để hình thành nên đô thị thông minh.
ITS giúp giao thông được khai thác một cách hiệu quả, giảm chi phí, thời gian đi lại, cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông nhanh chóng, chính xác, tối ưu quá trình di chuyển.
Đồng thời, hệ thống góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành giao thông, giúp điều tiết giao thông thuận tiện, hiệu quả thông qua hệ thống đèn tín hiệu, biển báo điện tử, tối đa hóa hiệu quả của cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng.
Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông, ITS hỗ trợ tự động giám sát tình trạng giao thông bằng các công nghệ trí tuệ nhân tạo, hiện đại hóa các trạm thu phí, trạm cân và các dịch vụ giao thông công cộng.
6. Giải pháp giao thông thông minh của ELCOM
ELCOM là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Giao thông thông minh tại Việt Nam hiện nay. ELCOM đã triển khai thực hiện các dự án áp dụng giao thông thông minh cho nhiều đơn vị, tổ chức, địa phương trên toàn quốc. Các giải pháp tiêu biểu bao gồm:
Trung tâm giám sát điều hành giao thông thông minh - ITS (Intelligent Transport Systems): Hệ thống đang được triển khai cho tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình hoàn thành vào quý III - 2022.
Hệ thống giám sát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ - iTMON: Hệ thống đã được triển khai cho Công an tỉnh Yên Bái, Công an tỉnh Thanh Hóa.
Thu phí điện tử không dừng - ETC (Electronic Toll Collection): ELCOM là nhà cung cấp giải pháp thu phí không dừng cho hàng loạt dự án ETC tại các tuyến quốc lộ quan trọng trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Bình Dương, Bình Phước, Quảng Nam - Đà Nẵng,...
Kiểm soát tải trọng xe tự động - WIM (Weighing-in-Motion): Hệ thống eWIM của ELCOM đã được lắp đặt trên nhiều tuyến cao tốc (Hà Nội - Hải Phòng, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai) và nhiều trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ (QL1, QL6, QL14, QL26, QL32 v.v...) và tỉnh lộ (tại Bình Dương, Nghệ An,...).
ELCOM là nhà cung cấp giải pháp thu phí không dừng cho hàng loạt dự án ETC - Ảnh: Internet
Các giải pháp giao thông thông minh góp phần giải quyết các bài toán về kinh tế, môi trường, con người và xã hội. Có thể khẳng định, giao thông thông minh là xu hướng phát triển tất yếu của đô thị hiện đại ngày nay.
Nguồn tham khảo:
Theo ITSKorea - Hiệp hội Hệ thống Giao thông Thông minh Hàn Quốc
https://www.iso.org/committee/54706.html
https://www.iso.org/standard/78358.html
https://tieuchuan.vsqi.gov.vn/tieuchuan/view