Tin tức & Sự kiện
Blog

Làm thế nào để kiểm soát - xây dựng tòa nhà an toàn?

time 14 tháng 07, 2023

Đảm bảo an ninh và an toàn tòa nhà là một trong những ưu tiên hàng đầu của mỗi tổ chức nhằm bảo vệ thiết bị, tài nguyên, tài sản, con người. Vì vậy, hệ thống giám sát an ninh tòa nhà nghiêm ngặt được lắp đặt nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình vận hành.

1. Tòa nhà an toàn là gì?

Tòa nhà an toàn được thiết kế để bảo vệ cơ sở vật chất, con người và tài sản trước những thiệt hại về mặt vật lý và cũng như các mối đe dọa tiềm ẩn. Đây được coi là một trong những yếu tố “nền móng” trong quá trình xây dựng thành phố thông minh, tạo môi trường sinh sống, làm việc lành mạnh, hiện đại, góp phần cải thiện cuộc sống người dân. 

Xem thêm bài viết: 

Một số yếu tố cơ bản mà một tòa nhà an toàn cần có bao gồm:

- Kính cường lực, hoặc thậm chí là kính chống đạn

- Cửa và tường được gia cố chắc chắn 

- Camera an ninh, hệ thống báo động và hệ thống kiểm soát truy cập.

2. Đảm bảo an ninh tòa nhà là gì?

Đảm bảo an ninh tòa nhà là việc phát hiện, ngăn chặn và phản ứng kịp thời với những nguy hiểm xảy ra khi ở trong tòa nhà. Mục đích của kiểm soát an ninh nhằm  bảo vệ tài sản, của cải cũng như con người khỏi những  rủi ro xung quanh, có thể gây thiệt hại về vật chất và tính mạng. Cụ thể:

- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm bất hợp pháp, gây rối làm mất trật tự tòa nhà

- Tiến hành cảnh báo an ninh cho người dân để kịp thời xử lý, hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại xảy ra

- Quản lý hoạt động ra - vào tòa nhà hàng ngày bao gồm cả người và vật

- Tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho những người sống, làm việc bên trong tòa nhà

- Đảm bảo chấp hành các nội quy, quy định chung của tòa nhà

3. Những rủi ro khi vận hành tòa nhà

Trong quá trình vận hành tòa nhà có thể gặp phải nhiều rủi ro khác nhau, từ hỏng hóc thiết bị đến sự cố lớn gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản. Dưới đây là một số rủi ro phổ biến khi vận hành tòa nhà:

* Cháy nổ: Một trong số nguyên nhân cháy nổ đến từ chập điện, cháy các thiết bị điện tử, lỗi kỹ thuật, hoặc sử dụng chất liệu xây dựng không an toàn. Cháy nổ có thể gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản và môi trường. Do đó, hệ thống báo cháy, chữa cháy và kế hoạch phản ứng sự cố cháy nổ là cực kỳ quan trọng.

* Sự cố hệ thống cơ điện: Các hệ thống như thoát nước, cấp nước, hệ thống thông gió, điều hòa,... sự cố hỏng hóc thiết bị, rò rỉ đường ống, công suất bị giảm, hoạt động không đúng cách… Những sự cố này sẽ gây ra bất tiện, làm giảm chất lượng cuộc sống và cần phải được khắc phục kịp thời.

* Xâm nhập trái phép: Xâm nhập gây ra tình trạng trộm cắp, tấn công cá nhân hoặc truy cập trái phép vào thông tin quan trọng trong tòa nhà. Vì vậy cần có biện pháp kiểm soát an ninh tòa nhà đủ mạnh để ngăn chặn điều này.

* Hành vi quấy rối/bạo lực: Tòa nhà có thể đối mặt với nguy cơ xảy ra các hành vi quấy rối hoặc bạo lực từ cư dân, khách hàng, người lao động trong tòa nhà. Ban quản lý tòa nhà cần lắp đặt hệ thống giám sát tòa nhà, có quy quy trình xử lý sự cố, quy trình quản lý an ninh tòa nhà hiệu quả.

* Mất trộm và thiệt hại tài sản: Đây là điều dễ dàng xảy ra ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ  tòa nhà nào, bao gồm khu vực chung, khu vực riêng, bãi đậu xe hoặc không gian công cộng khác. Để giảm thiểu rủi ro này cần có hệ thống an ninh tòa nhà, bao gồm hệ thống camera giám sát, kiểm soát truy cập,...

* Rủi ro về hệ thống công nghệ thông tin (CNTT): Trong thời đại số hiện nay, các tòa nhà thường sử dụng nhiều hệ thống công nghệ thông tin như mạng máy tính, hệ thống quản lý thông tin, hệ thống giám sát và điều khiển.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nguy cơ liên quan đến bảo mật và an ninh mạng. Rủi ro bao gồm tấn công mạng, vi rút máy tính, tin tặc và rò rỉ thông tin. Ban quản lý tòa nhà cần đảm bảo các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, hệ thống chống tấn công và chính sách bảo mật được thực hiện để bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin và thông tin quan trọng của tòa nhà.

4. Làm thế nào để kiểm soát an ninh tòa nhà?

* Lắp đặt hệ thống camera giám sát trong các khu vực quan trọng, nhiều người qua lại của tòa nhà như: khu vực chung, cửa ra vào, hành lang, bãi đỗ xe và các khu vực quan trọng khác. Hạn chế tối đa góc khuất/điểm mù của camera. 


Camera giám sát an ninh bên ngoài tòa nhà - Nguồn ảnh: Internet

* Hệ thống kiểm soát ra vào: Tòa nhà có thể lắp đặt hệ thống kiểm soát ra vào đối với cư dân, quản lý, người lao động, khách, v.v.. bằng việc sử dụng thẻ từ, mã PIN hoặc công nghệ nhận diện sinh trắc học để xác thực.

Đồng thời, ban quản lý cần thiết lập các quy tắc và nội quy rõ ràng, phân quyền cụ thể cho từng khu vực, tránh trường hợp xâm nhập bất hợp pháp. Kiểm tra và ghi lại thông tin cá nhân của khách hàng để đảm bảo an toàn cho tòa nhà và cư dân. 

* Bảo vệ cửa ra vào và cửa sổ: Đảm bảo tất cả cửa ra vào và cửa sổ trong tòa nhà đều có khả năng đảm bảo an toàn. Sử dụng khóa cửa chất lượng cao, cửa tự động hoặc hệ thống cảnh báo nếu có sự cố xâm nhập.

* Hệ thống báo động: Lắp đặt hệ thống báo động chống trộm và phòng/báo cháy hiệu quả, kết hợp cảnh báo âm thanh và ánh sáng. Đồng thời thực hiện tốt hoạt động quản lý sự cố.

* Đào tạo kỹ năng cơ bản những người sống và làm việc trong tòa nhà về  quy tắc và quy trình an ninh. Cư dân và nhân viên cần tuân thủ các quy định về an ninh, biết cách nhận diện và báo cáo hành vi đáng ngờ, đồng thời có khả năng xử lý khẩn cấp các tình huống phát sinh.

* Hợp tác với đơn vị bảo vệ: Việc bảo vệ an ninh tòa nhà không chỉ có máy móc, thiết bị thông minh mà còn cần sự can thiệp của con người. Ban quản lý tòa nhà có thể hợp tác với công ty bảo vệ chuyên nghiệp để tăng cường an ninh. Sự hiện diện kịp thời của đội ngũ bảo vệ sẽ đảm bảo tốt hơn tình hình an ninh trong tòa nhà, đề phòng các dấu hiệu đáng nghi. 

* Kiểm tra thường xuyên: Cần tiến hành kiểm tra toàn diện, đều đặn thường xuyên  hệ thống camera giám sát tòa nhà, báo động, thiết bị an ninh và đánh giá lại những biện pháp an ninh hiện tại để cải thiện nếu cần.

5. Quy trình quản lý an ninh tòa nhà

Để bảo vệ cho bản thân, nhân viên, khách hàng, cũng như duy trì một môi trường sống và làm việc an toàn, dưới đây là 8 bước chính trong quy trình quản lý an ninh tòa nhà mà ban quản lý cần nắm được:  

Bước 1: Dự phòng rủi ro nhằm xác định rõ những nguy cơ có thể xảy ra bên trong và xung quanh tòa nhà.

Bước 2: Bảo vệ khu vực xung quanh. Xác định điểm mù, góc khuất trong và xung quanh tòa nhà. Ngoài ra, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đủ mạnh trong khu vực quan trọng như bãi đỗ xe, khu vực nghỉ ngơi, cầu thang và hành lang tối,... Cắt tỉa bớt cây cối, bụi rậm tránh tạo điều kiện cho xâm nhập bất hợp pháp. 

Bước 3: Kiểm soát truy cập các điểm vào và ra trong tòa nhà bằng cách sử dụng thẻ khóa, khóa từ, mã PIN, hệ thống FaceID hoặc nhân viên bảo vệ túc trực tại toàn bộ lối vào.

Bước 4: Lắp đặt Hệ thống giám sát an ninh tòa nhà nhằm theo dõi nhất cử nhất động bên trong và bên ngoài, nhận diện nhanh chóng các sự cố đáng ngờ. 

Bước 5: Triển khai Hệ thống báo động trước các tình huống như: xâm nhập trái phép, cháy, động đất, v.v… Các hệ thống này cần được kết nối với bộ phận giám sát điều hành hoặc nhân viên an ninh để phản ứng nhanh chóng.

Bước 6: Bảo vệ cơ sở vật chất (cửa, cửa sổ) và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bên trong tòa nhà.

Bước 7: Thường xuyên đào tạo nhân viên và tổ chức tập huấn về quy tắc an ninh, các quy trình khẩn cấp và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong các tình huống khác nhau.

Bước 8: Bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo rằng các hệ thống an ninh, thiết bị và quy trình được kiểm tra, bảo dưỡng và cập nhật đúng lúc.

Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện, thiết bị PCCC bên trong tòa nhà - Nguồn ảnh: Internet

Tổng kết lại, có thể thấy, hoạt động kiểm soát an ninh hiệu quả và xây dựng tòa nhà an toàn không hề đơn giản mà nó đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực liên tục của ban quản lý và mỗi cá nhân trong tòa nhà.

Sự kết hợp linh hoạt giữa các biện pháp vật lý, nội quy và ý thức giữ gìn của cư dân sẽ tạo nên một hệ thống an ninh toàn diện và hiệu quả. Từ đó tạo ra một môi trường sống và làm việc an toàn, thông minh và lành mạnh trong tòa nhà.


Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.
Hợp đồng thông minh là gì? Ứng dụng Smart contract trên Blockchain
Hợp đồng thông minh là gì? Ứng dụng Smart contract trên Blockchain
time 07/08/2024
Hợp đồng thông minh (Smart contract) là một giao thức giao dịch dựa trên công nghệ blockchain. Công cụ này mang lại nhiều lợi ích đối với tất cả các bên tham gia hợp đồng.