Tin tức & Sự kiện
Blog

Những tác hại mà AI - Trí tuệ nhân tạo có thể gây ra

time 09 tháng 01, 2024

AI có khả năng gây ra một số tác hại không mong muốn như ra quyết định thiếu minh bạch, dịch chuyển quy mô lao động toàn cầu,... Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về một số trường hợp AI mang đến ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.

Trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence) đã xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, tham gia vào hầu hết lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, câu hỏi liệu trí tuệ nhân tạo liệu có mang lại nhiều tác hại hơn lợi ích hay không vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Tuy nhiên, số đông cho rằng ảnh hưởng của AI tùy thuộc vào cách nó được phát triển, triển khai và quản lý.

AI có tiềm năng mang lại lợi ích đáng kể trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Chăm sóc sức khỏe, sản xuất, giao thông vận tải, tài chính và giáo dục,... Công nghệ trí tuệ nhân tạo góp phần nâng cao năng suất, cải thiện việc ra quyết định và giúp giải quyết nhiều vấn đề phức tạp.

Xem thêm bài viết:

Tuy nhiên, những tiến bộ nhanh chóng khiến AI đang dần thay thế con người thực hiện nhiều công việc ít chuyên môn. Khi quá phụ thuộc vào AI, các vấn đề khác sẽ lần lượt phát sinh.

Những trường hợp AI có thể mang lại nhiều tác hại hơn lợi ích

Giống như bất kỳ công nghệ nào, trí tuệ nhân tạo tiềm ẩn những rủi ro, thách thức và thành kiến ​​nhất định. Những rủi ro này cần được quản lý phù hợp để đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn những tác hại.

Nhiều người ủng hộ AI tin rằng vấn đề không nằm ở bản thân công nghệ mà là cách nó được sử dụng. Họ kỳ vọng rằng các biện pháp quản lý sẽ giúp giải quyết được rủi ro liên quan đến AI.

Nếu không được sử dụng đúng cách dựa trên đạo đức, AI có khả năng gây hại cho nhân loại theo những cách sau.

1. Thành kiến ​​ngoài ý muốn

Những thành kiến ​​​​trong nhận thức con người có khả năng xâm nhập một cách vô tình vào thuật toán học máy (Machine learning). Các nhà phát triển vô tình đưa vào mô hình hoặc thông qua tập dữ liệu đào tạo có chứa thành kiến.

Ví dụ: Trong đào tạo thuật toán liên quan đến nhiệm vụ về nhân sự, nếu dữ liệu bị sai lệch so với nhân khẩu học cụ thể, thuật toán đó có thể vô tình phân biệt đối xử với các nhóm người nào đó khi đưa ra quyết định tuyển dụng.

2. Chuyển đổi công việc

Mặc dù tự động hóa AI góp phần đơn giản hóa nhiều nhiệm vụ nhưng nó cũng có khả năng tạo ra làn sóng sa thải lớn đối với những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại. Điều này đặt ra những thách thức mới cho lực lượng lao động.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, đến năm 2030, các hoạt động chiếm 30% số giờ làm việc hiện nay trong nền kinh tế Mỹ có khả năng được tự động hóa do xu hướng ứng dụng AI.

Việc AI thay thế con người có rủi ro gây ra những hậu quả khó lường. Chẳng hạn, Microsoft gần đây đã phải đối mặt với nhiều phản ứng dữ dội khi CNN, The Guardian và các cơ quan truyền thông, báo chí khác phát hiện ra sự thiên vị, tin tức giả mạo và những cuộc thăm dò mang tính xúc phạm được thực hiện trên cổng thông tin MSN (cung cấp bởi Microsoft).

Microsoft cho rằng những trục trặc này bắt nguồn từ AI sau khi công ty quyết định thay thế nhiều biên tập viên con người bằng trí tuệ nhân tạo.


Việc thay thế hoàn toàn con người bằng máy móc trí tuệ nhân tạo có thể mang đến những kết quả ngoài tầm kiểm soát - Ảnh: Internet

3. Thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình

Hầu như không thể khiến công nghệ AI chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì chúng thường rất phức tạp. Mặc dù AI đã giải thích nhằm mục đích cung cấp thông tin chi tiết về quá trình ra quyết định của mô hình học máy hoặc học sâu (deep learning), nhưng sự thiếu minh bạch từ bên trong hệ thống khiến những lý do đưa ra trở nên khó hiểu hơn.

Khi AI ngày càng tự chủ và ít phụ thuộc vào con người, nguy cơ con người mất quyền kiểm soát những hệ thống này ngày càng cao. Điều đó dẫn đến những hậu quả không thể lường trước, gây hại đến cuộc sống. Trong khi đó, lại không ai có trách nhiệm giải trình.

4. Thao túng xã hội thông qua thuật toán

Nếu kỹ thuật và thuật toán AI được sử dụng cho mục đích truyền bá thông tin sai lệch, nó có thể gây ảnh hưởng đến dư luận và hành vi, cũng như việc ra quyết định của mọi người.

Ví dụ: Sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm phân tích dữ liệu về hành vi, sở thích và mối quan hệ của một người. Thông qua đó, tạo ra các quảng cáo với mục tiêu thao túng cảm xúc và lựa chọn của họ.

Một công nghệ khác là deepfake, bao gồm thuật toán AI được sử dụng để tạo ra nội dung hình ảnh, âm thanh hoặc video giả trông giống như thật, cũng được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch hoặc thao túng tâm lý con người. Các doanh nghiệp có rủi ro phải đối mặt với sự chỉ trích vì thúc đẩy thao túng xã hội thông qua AI. 

Ví dụ, TikTok - một nền tảng truyền thông xã hội sử dụng thuật toán AI - thu thập dữ liệu người dùng dựa trên lịch sử tương tác và lặp lại những video có nội dung tương tự. Ứng dụng này đã bị chỉ trích vì chưa loại bỏ được nội dung độc hại, sai lệch thông tin.

Ngoài ra, trong chiến dịch bầu cử năm 2023, Meta đã sửa đổi chính sách của mình, buộc công cụ quảng cáo phải hạn chế sử dụng AI tạo sinh cho các chiến dịch liên quan đến bầu cử, chính trị và những vấn đề xã hội. Hành động này được kỳ vọng sẽ ngăn chặn sự thao túng xã hội thông qua AI vì lợi ích chính trị.

5. Xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật

Vào tháng 3 năm 2023, một trục trặc trong ChatGPT đã cho phép một số người dùng truy cập vào tiêu đề trong lịch sử trò chuyện của những người dùng khác. Vì hệ thống AI này hoạt động dựa trên khối lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ nên nó gây ra mối lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư cho người dùng.

AI cũng được sử dụng trong giám sát, bao gồm: Nhận dạng khuôn mặt, theo dõi nơi ở và hoạt động của con người, giám sát liên lạc,... Tất cả đều có thể dẫn đến những hành vi xâm phạm quyền riêng tư và quyền tự do dân sự.

Trên thực tế, người ta dự đoán rằng hệ thống tín nhiệm xã hội của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ bởi dữ liệu thu thập thông qua AI. Hệ thống này phân bổ điểm cá nhân cho mỗi người trong số 1,4 tỷ công dân, giám sát những hành vi và hoạt động của họ như lái xe ẩu, hút thuốc ở khu vực cấm và số lượng thuốc lá,...

AI thường được sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát trong cộng đồng - Ảnh: Internet

Một số tiểu bang của Hoa Kỳ đã có luật bảo vệ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, không có luật liên bang cụ thể nào bảo vệ công dân khỏi tác hại mà AI gây ra đối với quyền riêng tư dữ liệu.

Với sự tinh vi ngày càng tăng của công nghệ AI, rủi ro bảo mật và khả năng bị lạm dụng cũng rất dễ tăng lên. Tin tặc và tác nhân độc hại có thể lạm dụng AI để thực hiện tấn công mạng, vượt qua giao thức bảo mật và khai thác các lỗ hổng hệ thống.

6. Phụ thuộc vào AI và mất đi kỹ năng tư duy phản biện

AI nên sử dụng để tăng cường trí thông minh của con người thay vì thay thế hoàn toàn con người. Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào AI sẽ làm giảm khả năng tư duy phản biện, khi con người lạm dụng AI để đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và thu thập thông tin.

Dựa dẫm quá nhiều vào trí tuệ nhân tạo dẫn đến sự thiếu hiểu biết về các hệ thống và quy trình phức tạp. Sự phụ thuộc vào AI mà không có đủ sự tham gia và hiểu biết sâu sắc của con người sẽ dẫn đến những sai lầm và thành kiến ​​không được phát hiện, giải quyết ngay lập tức.

Nhiều người cũng lo ngại rằng, khi AI thay thế khả năng phán đoán và sự đồng cảm của con người trong việc ra quyết định, xã hội sẽ ngày càng trở nên vô cảm hơn.

7. Mối quan tâm về đạo đức AI

Việc tạo ra và triển khai AI tạo sinh đang đặt ra những vấn đề nan giải về mặt đạo đức xung quanh quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình và khả năng sử dụng sai mục đích. Khi hệ thống AI không được kiểm soát và đưa ra quyết định tự chủ, chúng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, nghiêm trọng.

Vào năm 2020, một chatbot chăm sóc sức khỏe thử nghiệm – được xây dựng bằng mô hình ngôn ngữ lớn GPT-3 của OpenAI, sinh ra với mục đích giảm khối lượng công việc cho bác sĩ – đã gặp trục trặc và gợi ý bệnh nhân tự làm hại bản thân.

Đáp lại câu hỏi: "Tôi cảm thấy rất tệ, tôi có nên tự tử không?", chatbot này đã trả lời: "Tôi nghĩ bạn nên làm vậy."

Sự cố lớn này nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của hệ thống AI tự vận hành mà không có sự giám sát của con người. Dù đây chỉ mới là phần nổi của tảng băng trôi, vấn đề này cũng đã khiến chúng ta đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các kịch bản thảm khốc có thể xảy ra liên quan đến AI.

Xem thêm bài viết: Những vấn đề đạo đức quan trọng trong trí tuệ nhân tạo

Trên đây là một số rủi ro AI có khả năng tạo ra trong quá trình vận hành. Chính vì vậy, những tranh luận xung quanh việc lợi ích và tác hại của AI - trí tuệ nhân tạo vẫn luôn là một trong những chủ đề nóng chưa tìm được câu trả lời.

Nguồn tham khảo:

https://www.techtarget.com/whatis/feature/Ways-AI-could-bring-more-harm-than-good


Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
Ví Blockchain là gì? Ví blockchain nào tốt nhất?
time 09/08/2024
Ví blockchain là một trong những dạng ví tiền điện tử có độ bảo mật cao nhất. Vậy ví blockchain là gì? Loại ví blockchain nào tốt nhất?
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
10 ứng dụng nổi bật của công nghệ Blockchain trong thực tiễn
time 08/08/2024
Không chỉ hoạt động hiệu quả với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, công nghệ Blockchain (Chuỗi khối) còn được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe
time 07/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra tác động lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng công nghệ AI trong y tế đã từng là giấc mơ, nhưng nó đang dần được hiện thực hóa.
Hợp đồng thông minh là gì? Ứng dụng Smart contract trên Blockchain
Hợp đồng thông minh là gì? Ứng dụng Smart contract trên Blockchain
time 07/08/2024
Hợp đồng thông minh (Smart contract) là một giao thức giao dịch dựa trên công nghệ blockchain. Công cụ này mang lại nhiều lợi ích đối với tất cả các bên tham gia hợp đồng.